các di tích, đặc biệt là phải ưu tiên các di tích được thế giới cơng nhận
Văn hóa hình thành nên hệ giá trị của một quốc gia, tạo ra bản sắc của một dân tộc, là yếu tố quan trọng trong tư duy phát triển. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Văn hố soi đường cho quốc dân đi. Di sản văn hố là tài sản vơ giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá giữa các dân tộc trên thế giới.
Thực tiễn phát triển du lịch Việt Nam thời gian qua khẳng định: Văn hố nói chung và di sản văn hố nói riêng là mục đích khám phá của khách du lịch, thể hiện ở tỷ lệ khách tham quan các điểm di tích trên tổng số khách du lịch đến Việt Nam tăng nhanh qua các năm. Điều đó cho thấy việc đầu tư cho
công tác bảo tồn di sản đã tạo ra sức hấp dẫn thu hút du khách và là sự đầu tư có hiệu quả. Giai đoạn 2001- 2010, ngân sách Trung ươngđầu tư cho công tác trùng tu di tích lịch sử, văn hóa thơng qua nguồn chương trình mục tiêu văn hóa khơng ngừng tăng lên. Tuy nhiên, nguồn thu từ bán vé vào các điểm tham quan và từ các hoạt động dịch vụ du lịch đem lại như lưu trú, dịch vụ nhà hàng, đi lại...càng tăng lên qua năm tháng và sẽ lớn hơn tổng nguồn vốn (ngân sách Trung ương và địa phương) đầu tư cho du lịch. Do đó, phải coi văn hóa là một sản nghiệp, là tài sản cần được đầu tư xứng đáng và xác định đầu tư cho bảo tồn di sản cũng là đầu tư cho phát triển.
Tuy vậy, hiện nay do ảnh hưởng của thời gian và chiến tranh, các di tích đang bị xuống cấp trầm trọng, song việc đầu tư để trùng tu gặp rất nhiều khó khăn do thiếu nguồn vốn, vì hiện nay việc đầu tư cho vấn đề trùng tu di tích chủ yếu thơng qua chương trình mục tiêu quốc gia về văn hố mà nguồn vốn này thì hết sức hạn hẹp. Vì vậy, quan tâm hơn nữa việc bố trí nguồn vốn (ODA hoặc trái phiếu Chính phủ) để đầu tư cho các vùng trọng điểm du lịch, các di tích, đặc biệt là phải ưu tiên các di tích được thế giới cơng nhận như
Hồng thành Thăng Long, Vịnh Hạ Long, Quần thể di tích Cố đơ Huế, khu di tích Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, cũng như các di sản văn hóa phi vật thể như Ca trù, Nhã nhạc cung đình Huế, Quan họ, Khơng gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên,... để góp phần bảo tồn văn
hóa và thúc đẩy ngành kinh tế du lịch phát triển.
Nhằm khuyến khích phát triển du lịch, các ngành cần nghiên cứu cơ chế chính sách như giảm chi phí đầu vào, giảm giá, giảm thuế… đối với các dịch vụ phục vụ khách du lịch như nhiều nước đã thực hiện.