di tích, các khu du lịch trọng điểm nhằm phát triển du lịch bền vững
Hạ tầng giao thơng có vai trò quan trọng hàng đầu trong phát triển kinh tế- xã hội nói chung và phát triển ngành Du lịch nói riêng. Báo cáo Chính trị Đại hội XI đã nêu:
Cần đầu tư hoàn thiện cơ bản mạng lưới giao thơng thiết yếu, hiện đại hố một số sân bay, cảng biển quan trọng và một số tuyến đường bộ trọng yếu kết nối Trung Quốc, Lào, Campuchia. Trên cơ sở quy hoạch, chuẩn bị các điều kiện để từng bước xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam, hình thành đường bộ trục giao thơng Bắc - Nam, các trục hành lang Đông - Tây... [32, tr.46].
Ngân sách Trung ươngcùng với ngân sách địa phương cần tập trung bố trí vốn đầu tư nhiều hơn nữa để đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, nâng cấp các di tích lịch sử - văn hố nhằm cải thiện đáng kể vấn đề này thời gian tới.
Đồng thời, để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành Du lịch, đề nghị Trung ươngcần có chính sách ưu tiên đầu tư, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thơng đến các điểm di tích, các khu du lịch trọng điểm; nâng cấp các cảng hàng không, tăng cường thêm các chuyến bay, kể cả hỗ trợ để liên kết mở thêm các chuyến bay quốc tế; nâng cấp cảng biển để có thể đón các tàu du lịch lớn cập cảng, đáp ứng nhu cầu vận chuyển khách, tăng cường khả năng kết nối với các thị trường lớn của khu vực và thế giới.
Phát triển du lịch bền vững là phát triển Ngành Du lịch theo hướng bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội. Đối với một điểm đến cụ thể, du lịch bền vững có nghĩa là bảo vệ mơi trường tự nhiên, bảo vệ các tài sản văn hóa lịch sử và góp phần xây dựng cộng đồng địa phương. Du lịch là ngành có tiềm năng lớn tại các nước đang phát triển, vì đây là một trong những ngành phát triển nhanh nhất, và đối với một số nước, du lịch là ngành tạo ra nhiều việc làm thứ hai sau nông nghiệp.
Việt Nam chúng ta không thua kém các nước khác về phong cảnh, các địa điểm để thu hút khách du lịch. Việt Nam có một số tài sản văn hóa, lịch sử và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú cần được bảo vệ, bao gồm các di sản thế giới đã được UNESCO công nhận cũng như vơ số các hịn đảo, bãi biển, hang động và các sinh hoạt văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu
số. Tuy nhiên so sánh với Thái Lan, chúng ta đã thua hẳn về cách làm du lịch của bạn. Các dịch vụ và thái độ phục vụ của những người làm du lịch tại Thái Lan luôn hấp dẫn và thu hút khách.
Ngành Du lịch từ Trung ương đến các địa phương cần chấn chỉnh ngay công tác quy hoạch các ngành liên quan đến phát triển du lịch của địa phương mình, đẩy mạnh cơng tác cải thiện cảnh quan môi trường du lịch. Khôi phục làng nghề, lễ hội truyền thống để tạo thêm nhiều các sản phẩm du lịch hấp dẫn.
Khắc phục cách hành xử không đúng của những người tham gia vào công việc du lịch như chèo kéo khách, ăn xin, ăn mày, tranh cướp khách, doạ dẫm, mê tín dị đoan, ... Những tiêu cực trong Ngành Du lịch luôn là những kẻ thù của Ngành Du lịch khơng khói.