Một trong những chính sách quan trọng nhất cần tính đến là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, bao gồm cả về quản lý, kỹ năng nghề và giám sát, để ngành có thể đáp ứng được chất lượng dịch vụ du lịch như mong muốn của khách hàng.
Kiến nghị Chính phủ sớm xem xét, thơng qua đề án phát triển kinh doanh Casino tại Việt Nam, nhằm tạo thêm dịch vụ vui chơi giải trí để thu hút khách du lịch nước ngồi, hình thành những khu du lịch, giải trí tổng hợp có quy mơ lớn, đảm bảo cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới.
Hiệp hội du lịch cần đẩy mạnh các hoạt động của mình để trở thành người đại diện cho các doanh nghiệp, phản ánh đầy đủ những khó khăn, vướng mắc trong q trình phát triển của ngành và hoạt động của doanh nghiệp, là đầu mối thúc đẩy liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp.
Tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế. Là một trong những nước thuộc ASEAN, Việt Nam có điều kiện thực hiện những sáng kiến khu vực để phát triển thị trường du lịch của mình. Mở cửa thị trường, Việt Nam sẽ có các cơ hội thu hút vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý để phát triển du lịch. Cần phải chủ động ngăn ngừa rủi ro trng Ngành Du lịch, với tư cách là dịch vụ đáp ứng nhu cầu cuối cùng, không phải là dịch vụ trung gian, du lịch sẽ là lĩnh vực dễ bị tổn thương trước sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài như khủng bố, thiên tai... nhiều hơn các dịch vụ khác.
Du lịch Việt Nam cần quan tâm đến khả năng duy trì và phát triển năng lực cạnh tranh của ngành để phát triển bền vững và giảm thiểu những tác động tiêu cực; nhân rộng những lợi ích của phát triển du lịch tới nhiều người dân hơn, đặc biệt là những người dân thuộc nhóm nghèo và phân bổ lợi ích từ Ngành Du lịch một cách công bằng hơn; phát triển Ngành Du lịch theo hướng phục vụ tốt hơn cơng cuộc xố đói, giảm nghèo.
Cải thiện năng lực cạnh tranh của Ngành Du lịch Việt Nam bằng cách nâng cao chất lượng của sản phẩm du lịch và chất lượng đầu vào của các loại
dịch vụ trung gian như đào tạo, tiếp thị và nghiên cứu thị trường, dịch vụ chuyên môn…, hội nhập tốt hơn và nâng cao tính sẵn có của nhiều loại hình du lịch.
Với vai trị đã được khẳng định của mình trong phát triển kinh tế, xã hội thời gian vừa qua, chắc chắn phát triển du lịch sẽ tiếp tục là lĩnh vực được coi trọng trong quá trình nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020.
KẾT LUẬN
Với đường lối, chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch, 10 năm (2001-2010) Ngành Du lịch đã có những bước phát triển vượt bậc, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực, trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Từ khi có Chiến lược phát triển du lịch đầu tiên 2001-2010 là giai đoạn gắn liền với sự nghiệp đổi mới, mở cửa, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, có nhiều thuận lợi nhưng khơng ít khó khăn và thách thức.
Hơn 10 năm trước, Du lịch Việt Nam đứng vào hàng thấp nhất khu vực, nhưng đến nay khoảng cách này đã được rút ngắn; đã đuổi kịp và vượt Philíppin, chỉ cịn đứng sau Malaysia, Singapo, Thái Lan và Indonesia. Năm 2004, Du lịch Việt Nam được Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới xếp thứ 7 thế giới về tăng trưởng lượng khách trong số 174 nước. Với những tiềm năng lớn, Việt Nam là một trong 5 nước có mức tăng trưởng du lịch cao nhất thế giới, mức tăng trưởng 36% lượng khách, thu nhập từ du lịch khoảng 5 tỉ USD/năm. Việt Nam mới đứng thứ 5 trong khối ASEAN và có tên trong danh sách 40 nước có đơng khách du lịch nhất.
Hiệu quả chiều sâu về nhiều mặt của du lịch ngày càng rõ nét. Ở đâu du lịch phát triển, ở đó diện mạo đơ thị, nông thôn được chỉnh trang, sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hoạt động du lịch đã thúc đẩy các ngành khác phát triển, tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hoá và dịch vụ; mỗi năm, hàng chục lễ hội truyền thống được khôi phục, tổ chức dần đi vào nền nếp và lành mạnh, phát huy được thuần phong mỹ tục. Nhiều làng nghề thủ công truyền thống được khôi phục và phát triển, tạo thêm các điểm tham quan du lịch, sản xuất hàng lưu niệm, thủ cơng mỹ nghệ... Nhân dân có thêm việc làm và thu nhập góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập, xố đói giảm nghèo và giàu lên nhờ làm du lịch.
Du lịch phát triển đã tạo thêm nguồn thu để tơn tạo, trùng tu các di tích và nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư giữ gìn, phát triển di sản văn hố. Tun truyền, quảng bá du lịch ở nước ngoài và tại chỗ trong nước đã truyền tải được giá trị văn hoá dân tộc đến bạn bè quốc tế, khách du lịch và nhân dân.
Điều quan trọng hơn cả là du lịch đã góp phần phát triển yếu tố con người trong công cuộc đổi mới. Hoạt động du lịch đã tạo ra trên 80 vạn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho các tầng lớp dân cư, góp phần nâng cao dân trí, đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền trong nước và với nước ngoài; đã thực hiện tốt vai trò ngoại giao nhân dân với chức năng “sứ giả’’ của hồ bình, góp phần hình thành, củng cố mơi trường cho nền kinh tế mở, đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội và tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ quốc tế đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Du lịch Việt Nam đã vươn lên, tham gia chủ động dần trong hội nhập du lịch quốc tế; thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác du lịch nhiều mặt với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và thế giới.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong quá trình phát triển vừa qua cũng đã hiện diện những hạn chế và yếu kém cần được đánh giá và điều chỉnh như: nhận thức của xã hội về du lịch còn chưa đồng đều, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đồng bộ, lượng khách thu hút được chưa tương xứng với tiềm năng, nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm du lịch cịn chưa cao. Chưa có bước phát biển đột phá để khẳng định Du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển nhưng vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ, yếu tố thiếu bền vững.
Hiện nay, du lịch đang đứng trước những vận hội mới, được kế thừa những thành tựu của quá trình phát triển vừa qua nhưng cũng đứng trước một giai đoạn đầy những khó khăn và thách thức khó lường do bối cảnh quốc tế và những yếu tố nội tại mang lại. Yêu cầu thiết thực về việc phát triển du lịch với
quan điểm phát triển đột phá, các dự báo có cơ sở, các định hướng phát triển có chọn lọc cùng các giải pháp mang tính khả thi là rất cần thiết. Xây dựng Chiến lược phát triển du lịch trong giai đoạn tới là nhằm đáp ứng được những yêu cầu mới của thời đại về tính chuyên nghiệp, tính hiện đại, hội nhập và tính hiệu quả, tương xứng với tiềm năng của đất nước, đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.
Phát huy thắng lợi của Ngành Du lịch Việt Nam 2001- 2010, từ xuất phát điểm cách đây hơn 50 năm, Ngành Du lịch Việt Nam chưa hề có địa chỉ trên bản đồ du lịch khu vực và thế giới; đến nay, Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn, thân thiện, hịa bình, được nhiều du khách quốc tế lựa chọn, Ngành Du lịch đã có vị thế nhất định sẽ ngày càng khẳng định hơn vị thế đó một cách bền vững.