triển thương hiệu Du lịch Việt Nam, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá mạnh mẽ ra cộng đồng quốc tế
Kinh nghiệm của các nước là thường xuyên có các chương trình mới để du khách quay lại. Kết hợp nghệ thuật để thu hút khách du lịch là mơ hình trên thế giới thường làm. Tại Việt Nam, cần sự đầu tư thiết kế nghệ thuật, xây dựng nhà hát kịch, tổ chức các chương trình du lịch mới, có quy mơ lớn.
Để tạo ra sức hấp dẫn về một địa điểm du lịch mới, cần xây dựng kế hoạch tạo lập nhiều kỷ lục của thế giới, khai thác triệt những yếu tố mang tính sáng tạo, gây tị mị, thích trải nghiệm những thay đổi bất ngờ trong du lịch. Cần có những dự án trên các đảo có tổng diện tích khơng q lớn, có tính hiệu quả, thực sự ấn tượng, thu hút du khách.
Để du khách có nhiều sự lựa chọn, các khách sạn tại đây được thiết kế với những phong cách khác biệt, các dịch vụ ăn, ở phong phú như có khách sạn đặc biệt dành cho các gia đình có trẻ con, phù hợp với cá tính sơi nổi của giới trẻ… Có các nhà hàng mang những nét văn hóa ẩm thực đến từ các châu lục khác nhau. Mục tiêu của khu nghỉ dưỡng là phải tạo được sự tò mò, mang
đến cảm giác mới lạ cho du khách, bên cạnh đó phải bảo đảm được các dịch vụ ăn, ở, đi lại thuận tiện. Đây là một “bí quyết” trong việc cung cấp dịch vụ trọn gói và thu hút khách khơng chỉ tới một lần mà còn trở lại nhiều lần.
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay của nền kinh tế du lịch trong khu vực, du lịch Việt Nam không chỉ cạnh tranh với các nước để có nguồn khách quốc tế, mà cịn cạnh tranh để giữ chân khách nội địa. Ở đây cần tạo sự liên kết, kết nối chặt chẽ các ngành (giao thơng, thương mại, văn hóa, an ninh trật tự…) và liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch, kết nối để quảng bá cho du khách một chương trình mua sắm.
Du lịch là ngành đem lại thu nhập và việc làm cho các ngành khác nên các khoản thuế đánh vào hoạt động du lịch cần phải thấp hơn, không nên cao như hiện nay. Sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến cơ chế tài chính cho hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch.
Du lịch Việt Nam cần triển khai chương trình kích cầu có sự tham gia của hãng lữ hành lớn nhỏ khác nhau, các hãng lữ hành trong nước cần thiết phải kết hợp để cùng khai thác thế mạnh của mỗi đơn vị để khách quốc tế đến Việt Nam đông hơn.
Tập trung phát triển một số điểm du lịch nổi bật để từng bước tạo dựng thương hiệu Du lịch Việt Nam. Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá mạnh mẽ ra cộng đồng quốc tế về hình ảnh của Việt Nam gắn liền với những đặc trưng về tiềm năng du lịch, văn hoá, lịch sử, mơi trường an tồn ổn định, con người thân thiện...
Đồng thời, đẩy mạnh giao lưu, hợp tác quốc tế nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị nền văn hoá Việt Nam, mở ra những triển vọng mới trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Có chế tài huy động vốn nhiều hơn nữa từ doanh nghiệp cho quảng bá, xúc tiến du lịch. Gắn công tác xúc tiến, quảng bá du lịch với xúc tiến đầu tư thương mại. Cần có các cơng ty thiết lập và hỗ trợ hệ thống trang web giúp các khách sạn nhỏ và nhà nghỉ quảng bá dịch vụ và bán phòng trực tuyến.