Xây dựng chiến lược phát triển du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 với tầm nhìn

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo phát triển ngành du lịch việt nam, giai đoạn 2001 2010 (Trang 89 - 90)

triển kinh tế- xã hội 2011-2020 với tầm nhìn 2030

Hiện nay, du lịch đang đứng trước những vận hội mới, được kế thừa những thành tựu của quá trình phát triển vừa qua nhưng cũng đứng trước một giai đoạn đầy những khó khăn và thách thức khó lường do bối cảnh quốc tế và những yếu tố nội tại mang lại.

Yêu cầu thiết thực về việc xây dựng Chiến lược phát triển du lịch với quan điểm phát triển đột phá, các dự báo có cơ sở, các định hướng phát triển có chọn lọc cùng các giải pháp mang tính khả thi, và hết sức quan trọng, mang tính quyết định đối với sự phát triển du lịch.

Xây dựng Chiến lược phát triển du lịch trong giai đoạn tới là nhằm đáp ứng được những yêu cầu mới của thời đại về tính chuyên nghiệp, tính hiện đại, hội nhập và tính hiệu quả, tương xứng với tiềm năng của đất nước, đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.

Du lịch Việt Nam tiếp tục giữ vững quan điểm phát triển bền vững với mục tiêu phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đưa

Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn và có đẳng cấp trong khu vực. Để đạt mục tiêu đó, ngành Du lịch cần đặt trọng tâm vào phát triển du lịch có chất lượng, có thương hiệu, có tính chun nghiệp và hiện đại trên cơ sở khai thác tối ưu nguồn lực và lợi thế quốc gia, phát huy tính liên ngành, liên vùng xã hội hóa vai trị động lực của các doanh nghiệp. Xây dựng Chiến lược phát

triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030 cũng nhằm thực hiện chủ trương

của Đảng và Chính phủ về xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn này.

Điểm đột phá trong định hướng phát triển Du lịch Việt Nam thập kỷ tới là tập trung phát triển du lịch theo hướng có chất lượng, có thương hiệu, chuyên nghiệp, hiện đại; khai thác tối ưu nguồn lực và lợi thế quốc gia.

Định hướng cơ bản đối với các lĩnh vực trọng yếu là: Đối với phát triển sản phẩm và định hướng thị trường sẽ tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, có thế mạnh nổi trội. Ưu tiên phát triển du lịch biển là thế mạnh nổi trội quốc gia; phát triển du lịch văn hóa làm nền tảng, phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm; liên kết phát triển sản phẩm khu vực gắn với các hành lang kinh tế.

Xác định thị trường mục tiêu với phân đoạn thị trường theo mục đích du lịch và khả năng thanh tốn; ưu tiên thu hút khách du lịch có khả năng chi trả cao, có mục đích du lịch thuần t, lưu trú dài ngày. Phát triển mạnh thị trường nội địa, chú trọng khách nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần, công vụ, mua sắm.

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo phát triển ngành du lịch việt nam, giai đoạn 2001 2010 (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w