Tiền là do kiếm được chứ khơng phải do tích góp được

Một phần của tài liệu Bi quyet kinh doanh cua nguoi Do Thai (Trang 72 - 75)

Tiêu chí “kiếm tiền chứ khơng phải là tích góp” chính là trí tuệ kinh doanh độc đáo của thương nhân Do Tháị Câu chuyện vui dưới đây sẽ chứng minh điều này:

Kalin đứng trước một cơng ty bách hóa, đảo mắt nhìn quanh các loại sản phẩm. Bên cạnh ơng là một người đàn ông ăn mặc hết sức lịch lãm, vừa đứng vừa hút xì gà. Kahn lịch sự bắt chuyện cùng người đàn ông kia:

“Một điếu 2 đơ la”.

“Ơng bạn... ơng hút một ngày bao nhiêu điếủ” “10 điếu”.

“Trời ạ! Ông hút bao lâu rồỉ” “Tôi đã hút thuốc 40 năm nay”.

“Cái gì... ơng tính kỹ xem, nếu ơng khơng hút thuốc, số tiền mà ông để dành được đã đủ để mua cơng ty bách hóa này rồi đấy”.

“Nói như vậy, ơng cũng hút thuốc à?” “Tôi chưa bao giờ hút!”

“Thế ông đã mua được cơng ty bách hóa này rồi chứ?” “Làm gì có!”

“Vậy tơi xỉn nói với ơng, cơng ty bách hóa này chính là của tơi đấy!”

Khơng ai có thể nói Kahn là người kém thông minh. Một là vì ơng tính tốn rất nhanh, chỉ trong một chốc đã tính được mỗi điếu 2 đơ la, mỗi ngày 10 điếu, số tiền hút xì gà trong 40 năm có thể mua được một cơng ty bách hóạ Hai là vì anh ta hiểu được đạo lý cần kiệm, tích tiểu thành đại, chưa bao giờ phung phí tiền vào những điếu thuốc vơ bổ.

Tuy nhiên, khơng ai có thể nói anh ta có một “trí tuệ sống”, vì dù khơng hút xì gà, anh ta vẫn khơng thể tích góp đủ tiền để mua được một cơng ty bách hóạ

Trí tuệ của Kahn là “trí tuệ chết”, trí tuệ của người đàn ơng kia mới đích thực là “trí tuệ sống”.

Thương nhân Do Thái có truyền thống khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, chứ khơng có thói quen dựa vào những số tiền nhỏ để tích lũy thành một số vốn lớn.

Một mặt là do bơi cảnh văn hóa của người Do Thái, vốn khơng chịu sự bó thúc của chủ nghĩa cấm dục. Nhìn chung, Do Thái giáo xưa nay không hề đặt ra yêu cầu về phương diện nàỵ Cuộc sông của người Do Thái cũng chưa từng phân hóa thành hai bộ phận tôn giáo và thế tục. Người Do Thái có những bài tập khổ tu trong những ngày lễ tơn giáo, nhưng sau khi kết thúc là có ngay những buổi yến tiệc linh dinh. Vì vậy, người Do Thái khơng bao giờ phải đặt mình vào trong một cuộc sông khổ hạnh, tất nhiên cũng khơng cảm thấy áy náy khi hút xì gà.

ị Mặt khác, đối với những ngành nghề tập trung khá ; nhiều thương nhân Do Thái

như tiền tệ hay những ngành có tốc độ đầu tư và thu hồi vốn nhanh, điều mà họ cần quan tâm là “tiền đẻ ra tiền” chứ không phải là “con người tiết kiệm tiền”.

Những người chỉ biết tằn tiện tích góp từng đồng, khơng thể nào có được cái khí chất mạo hiểm của thương nhân Do Tháị

Sự kết hợp của hai nhân tố trên đây, đã phản ánh rõ phương thức kinh doanh và phương thức sống của người Do Tháị Trong phương diện nghiệp vụ, thương nhân Do Thái tính tốn tỉ mỉ đến mức không thể kỹ hơn, số vốn bỏ ra có thể giảm bớt một đồng thì phải giảm bớt một đồng, giá cả có thể cao hơn một chút thì phải lập tức nâng cao lên một chút, lợi nhuận phải là lợi nhuận sau khi đã bị đánh thuế, để tránh tình trạng làm cơng khơng cho thuế vụ. Nhưng về phương diện cuộc sống, chuyện hút 10 điếu xì gà 2 đơ la mỗi ngày, hoàn tồn khơng phải là một hiện tượng gì đó hiếm hoị Có thể lấy nam tước Moritz Hirsch, một nhà quản lý ngân hàng người Anh gốc Do Thái làm ví dụ. Cứ cách hai tuần, ơng lại mở một buổi tiệc chiêu đãi các nhân vật thượng lưu tại gia trang của mình. Chưa kể những thứ khác, chỉ riêng số thú bị chủ và khách bắn chết trong những cuộc săn đã vượt mức 11 ngàn con. Và đến cả một người tiết kiệm như Hardoon (thương nhân người Thượng Hải gốc Do Thái), mùa đông khơng dám đốt lị sưởi mà cũng dám bỏ ra 700 ngàn đồng bạc để tu sửa Ái Lệ Viên - hoa viên tư nhân lớn nhất bến Thượng Hải, đồng thời cịn thường xun tổ chức những buổi “hào mơn yến” tại hoa viên nàỵ

Phương thức sống của các thương nhân Do Thái khiến cho các thương nhân Nhật Bản ngày nay cũng phải thán phục. Khơng nói đến những vấn đề khác, chỉ riêng chuyện thương nhân Do Thái dù bận rộn đến mức nào, vẫn luôn dành ra thời gian cho ba bữa ăn thịnh soạn mỗi ngày, hơn nữa còn kiêng kỵ nhắc đến công việc trong lúc ngồi vào bàn ăn cũng đủ khiến cho các thương nhân Nhật Bản cảm ; thấy “tủi thân”.

Thực ra, thương nhân Do Thái còn trải qua một ngày chủ nhật với 24 tiếng hoàn tồn khơng nhắc đến cơng việc, thậm chí là khơng cần phải nghĩ đến nó. Bởi vì, Do Thái là dân tộc hiểu rõ nhất đạo lý “tâm bình thường chính là tâm trí tuệ”. Bằng cách tơn trọng những nhu cầu sinh lý và tâm lý tự nhiên, Do Thái giáo đã duy trì được lịng trung thành của các tín đồ. Thương nhân Do Thái cũng dựa vào việc “tôn trọng” những nhu cầu tự nhiên của bản thân mà duy trì được một tâm lý cân bằng trong hoạt động kinh doanh. Người xưa thường nói: “Lợi làm mờ lý trí”. Đối diện với vấn đề lợi nhuận (công việc), một thương nhân biết chủ động khi nào cần nắm, khi nào cân bng, mới có thể giữ cho tâm trí sáng suốt.

Một phần của tài liệu Bi quyet kinh doanh cua nguoi Do Thai (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)