Khơng ít thương nhân xem “lời ít bán nhiều” là nguyên tắc tối cao trong kinh doanh. Giá cả thấp một chút, lợi nhuận của mỗi thương phẩm giảm đi một chút, là
có thể thu hút nhiều khách hàng vào mua sắm, kiếm được nhiều tiền. Một số thương nhân thậm chí cịn tơn sùng “lời ít bán nhiều” như kim chỉ nam “vàng” trên thương trường.
Tuy nhiên, người Do Thái lại rất xem thường phương thức kinh doanh nàỵ Họ thường hỏi ngược lại một cách dí dỏm:
“Tại sao chỉ muốn lời ít bán nhiều’, mà không phải là lời to bán nhiều’?”
Một người Do Thái am hiểu kinh tế luôn cho rằng, nếu cả xã hội đều tơn thờ ngun tắc “lời ít bán nhiều”, các doanh nghiệp sẽ tranh nhau giảm giá, thực hiện những chiến dịch bán hàng giá rẻ, như thế sẽ chẳng khác gì tự đưa cổ vào trịng, càng siết càng chặt, kết quả thảm bại đương nhiên khơng thể tránh khỏị Vì “lời ít bán nhiều” có thể làm cho nhà doanh nghiệp lỗ vốn, bán đổ bán tháo, cuộc cạnh tranh sẽ dẫn tới con đường chết.
Vì vậy, các thương nhân Do Thái tự tin luôn giữ vững nguyên tắc “lời to bán nhiều”. Thương phẩm của họ không bao giờ có chuyện giảm giá. Vì hàng tốt nên khơng giảm giá, vì khơng giảm giá mới có được lợi nhuận caọ Thương nhân Do Thái xem đây là một trong những bí quyết kinh doanh của họ.
Trước khi đưa ra tiêu thụ một loại sản phẩm gì, các thương nhân Do Thái ln nói rõ lý do vì sao nó phải được bán với giá caọ Ví dụ như, để đưa ra tiêu thụ một loại máy châm cứu trị liệu mới, trước tiên họ phải đưa ra rất nhiều tư liệu thống kê, chứng minh loại máy trị liệu này có “cơng hiệu như thần”, “trị được bách bệnh”; sau đó in phát những cuốn sách nhỏ để tuyên truyền, đăng các lá thư cảm ơn của những người bệnh đã được chữa lành nhờ dùng loại máy nàỵ Cuối cùng, họ sẽ ghi chú thêm một dòng nhỏ: “Trong vòng một tháng đầu, chỉ bán với giá 666 đô la, muốn mua xin hãy nhanh chân!”.
Người Do Thái tôn thờ nguyên tắc “lời to bán nhiều” còn do một nguyên nhân khác - họ hiểu rất rõ tâm lý khách hàng.
mình, đặc biệt là các sản phẩm ngoại nhập cao cấp. Trên thực tế, một sản phẩm ngoại nhập có chất lượng khơng hơn một sản phẩm trong nước, nhưng vẫn có thể bán được với giá gấp đơi sản phẩm sản xuất trong nước. Người có tiền ln thích mua những sản phẩm ngoại nhập đắt đỏ, để thể hiện thân phận, địa vị của mình cao hơn người khác. Nắm bắt được tâm lý này, các thương nhân Do Thái đã không ngại nâng giá các sản phẩm ngoại nhập.
Ví dụ, thương nhân Do Thái có thể bỏ ra 80 đơ la mua vào một bộ nữ trang, trưng bày ở nơi nổi bật nhất trong cửa hàng nữ trang cao cấp, sau đó bán với giá 800 đơ lạ Đối với một số phụ nữ, thứ thu hút họ không phải là chất lượng, mà là cái giá 800 đô la của bộ sản phẩm đó. Đương nhiên họ sẽ cho rằng, cái giá 800 đơ la đủ chứng minh chất lượng của món hàng đó khơng phải là tệ. Nếu khơng, làm sao có thể bán với giá 800 đô lả Ngồi ra, bản thân cái giá 800 đơ la cũng đủ làm rõ giá trị của người mang, thỏa mãn được tâm lý thích hư vinh của phụ nữ.
Nguyên tắc kinh doanh của thương nhân Do Thái thường đi ngược lại nguyên tắc của các thương nhân khác. Họ luôn nhắm đến mục tiêu “lời to bán nhiều”. Đó là sự thể hiện trí tuệ kinh doanh độc đáo của người Do Tháị
Tuy nhiên, không phải lúc nào họ cũng cố gắng nâng cao vật giá. Trên thương trường, họ luôn hiểu rằng, cạnh tranh là điều không thể tránh khỏị Vì vậy, họ cũng phải biết linh hoạt điều chỉnh giá cả sản phẩm cho phù hợp, và luôn phản đối những hành vi canh tranh không lành mạnh trong giới kinh doanh.
Nói chung, vận dụng linh hoạt các phương pháp điều chỉnh giá cả, tranh thủ nguồn lợi nhuận cao nhất có thể. thúc đẩy tốc độ tiêu thụ sản phẩm là bí quyết kinh doanh vơ cùng hiệu quả của người Do Tháị
Kinh doanh xun quốc gia, có ý thức tồn cầu
© Vì tiền chạy bơn phương, kinh doanh xuyên quốc gia
Suốt gần 2000 năm, người Do Thái khơng có quốc giạ Vì vậy, ngay từ khi sinh ra, họ đã trở thành những “công dân quốc tế”; thương nhân Do Thái khơng có thị trường cố định, điều này khiến họ trở thành “thương nhân thế giới”.
Khi bắt đầu quần tụ trên vùng đất Canaan, dựa vào ưu thế đất đai, người Do Thái bắt đầu tiến hành các hoạt động buôn bán trong vùng hoặc thực hiện những chuyến
buôn xạ Đến thòi kỳ vương triều Solomon, người Do Thái đã tổ chức được những đội tàu buôn nhỏ và hạm đội quốc gia, tiến hành những cuộc viễn chinh đến An Độ, mua về những thổ sản quý giá như vàng, ngà voi, gỗ đàn hương, đá quý, khỉ và chim công.
Sau khi đất nước sụp đổ, người Do Thái bị bức hại phải lưu tán đến các nước trên thế giới, hoạt động buôn bán cũng di chuyển theo bước chân của họ. Dưới sự kỳ thị của nhiều chế độ thống trị và dân tộc trên thế giới, họ cứ phải bôn ba khắp nơi, học cách đối phó với những biến cố phát sinh trong cuộc sống và thương trường. Nhờ đó, họ am hiểu tình hình thị trường thế giới, kết giao được với những bạn hàng ở khắp các quốc giạ
Dân tộc Do Thái xem trọng giao ước, ngay từ rất sớm đã định ra những quy tắc giao dịch hết sức nghiêm ngặt và một hệ thống luật kinh tế hết sức rõ ràng. Điều này giúp họ có thể vượt qua biên giới quốc gia, dân tộc, dễ dàng chen chân vào thị trường các nước. Hơn nữa, những người Do Thái thông minh cịn khơng qn học thuộc những quy tắc và pháp lệnh thương nghiệp của nước sở tại, tìm ra những khe hở hoặc những điều khoản có lợi cho hoạt động giao dịch của mình, để có thể dễ dàng tìm ra đối sách, giành được ưu thế. Có thể nói, thương nhân Do Thái là những người luồn lách khe hở pháp luật một cách tự nhiên nhất, kiếm tiền một cách đường đường chính chính nhất.
Sau khi đạo Hồi hưng thịnh, do sự khác biệt về tín ngưỡng, thế giới Hồi giáo và thế giới Cơ Đốc giáo bước vào thời kỳ thù địch, dối chọi với nhau, làm đứt đoạn mối quan hệ mậu dịch giữa ba châu lục Á - Âu - Phị Sự khác
biệt về tơn giáo, văn hóa khiến cho các thương nhân Đơng - Tây khó thâm nhập vào thị trường của nhaụ Nhưng đó lại là một cơ hội tuyệt vời mà “thượng đế” đã ban cho những người Do Thái tha hương không tổ quốc.
Thương nhân Do Thái giương đơng kích tây, chuyển nam lên bắc, mở rộng giao dịch, thực hiện hết cuộc giao dịch này đến cuộc giao dịch khác, thu về túi mình khơng biết bao nhiêu lợi nhuận. Thế giới Hồi giáo và Cơ Đốc giáo thù địch lẫn nhaụ Hình thái ý thức khơng trung lập, nhưng tiền thì trung lập. Chỉ cần đặt quan hệ làm ăn với người Do Thái, ai cũng đều là bạn bè. Đó là một trong những chuẩn tắc kinh doanh “vì tiền chạy bốn phương” của người Do Tháị Họ khơng chỉ tự mình bơn ba khắp chốn, mua vào bán ra, mà cịn khích lệ đồng bào mình cùng nhau hăng hái thực hiện.
Có người nói, cơng hiến vĩ đại nhất của thương nhân Do Thái đối với sự hình thành thị trường thế giới là sự phát hiện ra lục địa châu Mỹ - việc phát hiện ra Tân đại lục là kết quả “rong ruổi” vì tiền của người Do Tháị
Khơng lâu sau khi Tân đại lục được phát hiện, đã có những cuộc di cư của người Do Thái, họ trở thành một trong những thực dân đầu tiên ởvùng đất nàỵ Một thế kỷ sau, người Do Thái đã khống chế được hoạt động mậu dịch trên các vùng đất thực dân ở Tân dại lục, hoạt động xuất nhập khẩu hầu như đã hoàn toàn nằm trong tay của các thương nhân Do Tháị Họ vận chuyển nguyên vật liệu của Tân đại lục đến châu Âu, rồi lại đem công nghệ, thành phẩm từ châu Âu đến đất thực dân, qua đó thu được những nguồn lợi khổng lồ. về sau, họ thậm chí cịn lao mình vào những hoạt động bn bán nơ lệ đầy tội lỗị
Nói chung, người Do Thái đã có những cống hiến to lớn cho việc hình thành thị trường kinh tế thế giớị Tất cả những việc làm đó đều bắt nguồn từ thói quen vì tiền chạy khắp bốn phương của người Do Tháị
Người Do Thái quả thực là những thương nhân có đẳng cấp thế giớị