Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp nghiên cứu tại chi cục thuế thành phố dĩ an luận văn thạc sĩ (Trang 56 - 58)

Tiêu chí Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%) 1. Giới tính Nam 79 37.62 Nữ 131 62.38 Tổng 210 100.00 2. Trình độ chun mơn Trung cấp 5 2.38 Cao Đẳng 22 10.48 Đại học 148 70.48 Trên đại học 35 16.66 Tổng 210 100.00

3. Thời gian làm việc tại đơn vị Dưới 1 năm 17 8.10 Từ 1- 5 năm 100 47.62 Từ 5- 10 năm 58 27.62 Trên 10 năm 35 16.66 Tổng 210 100.00 4. Chức vụ Ban giám đốc 10 4.76 Trưởng/phó phịng ban 16 7.62 Nhân viên 184 87.62 Tổng 210 100.00 (Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Bảng 4.6 cho thấy 210 đối tượng khảo sát thì giới tính Nam là 79 người, tương ứng tỷ lệ 37.62%, giới tính nữ là 131 người, tương ứng tỷ lệ 62.38%. Tỷ lệ này là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm lao động làm việc tại các đơn vị được khảo sát.

Về trình độ chun mơn, đối tượng khảo sát có trình độ chun mơn Trung cấp là 5 người, tương ứng tỷ lệ 2.38%; Cao Đẳng là 22 người, tương ứng tỷ lệ 10.48%, trình độ Đại học là 148 người, tương ứng tỷ lệ 70.48% và trên đại học là 35 người, tương ứng tỷ lệ 16.66%. Vì đối tượng khảo sát chủ yếu là nhân viên nên cơ cấu về trình độ chun mơn của các đối tượng khảo sát như vậy là tương đối hợp lý.

Về thời gian làm việc tại các đơn vị khảo sát và tại chi cục thuế Dĩ An, đối tượng khảo sát có thời gian làm việc dưới 1 năm là 17 người, tương ứng tỷ lệ 8.10%; thời gian làm việc từ 1- 5 năm là 100 người, tương ứng tỷ lệ 47.62%, từ 5- 10 năm là 58 người, tương ứng tỷ lệ 27.62% và trên 10 năm là 35 người, tương ứng tỷ lệ 16.66%.

Về chức vụ, trong 193 đối tượng khảo sát, đối tượng khảo sát có chức vụ Ban giám đốc là 10 người, tương ứng tỷ lệ 4.76%, đối tượng khảo sát có chức vụ Trưởng/phó phịng ban là 16 người, tương ứng tỷ lệ 7.62%, đối tượng khảo sát có chức vụ Nhân viên là 184 người, tương ứng tỷ lệ 87.62%. Như vậy chức vụ nhân viên chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số các đối tượng tham gia khảo sát.

4.3 Đánh giá thang đo

4.3.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo của các biến độc lập

Kết quả phân tích hệ số Crobach’s Alpha cho thang đo biến độc lập được thể hiện trong bảng dưới đây. Hệ số Cronbach’s Alpha là thông số để kiểm tra độ tin cậy của các biến quan sát trong mơ hình nghiên cứu gồm một bộ dữ liệu của các khái niệm. Kết quả phân tích dựa trên hệ số Cronbach’s Alpha là xác định độ phù hợp của thang đo các biến, hệ số tương quan biến – tổng (cho biết sự tương quan của một biến quan sát với các biến còn lại trong bộ thang đo) của chúng. Chỉ giữ lại những thành phần thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6, nhận định này được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2004) cho rằng: hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,8 đến 1.0 thì thang đo là rất tốt; từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được; cũng có nhiều nhà nghiên cứu đề nghị rằng hệ số Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm nghiên cứu còn mới đối với người trả lời. Hệ số tương quan biến – tổng của các biến quan sát > 0,3 được xem là biến thích hợp cho nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp nghiên cứu tại chi cục thuế thành phố dĩ an luận văn thạc sĩ (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)