2.4.1 Cơ sở để xây dưng mô hình
Từ việc xem xét, đánh giá các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài cho thấy việc nghiên cứu về tuân thủ thuế đã được nhiều tác giả lựa chọn nghiên cứu. Qua nghiên cứu, các đề tài này góp phần hệ thống hóa cơ sở lý thuyết liên quan đến thuế, sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp. Các đề tài cũng xác định được nhiều các nhân tố cũng như xác định mức độ tác động của các nhân tố đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp, đây là nguồn tài liệu tham khảo vô cùng quan trọng để tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
Đối với các nghiên cứu nước ngoài, bằng phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng, nghiên cứu hỗn hợp, các nghiên cứu này xác định các nhân tố và mức độ tác động của các nhân tố đến tuân thủ thuế của đối tượng nộp thuế. Tuy nhiên, kết quả của các nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng các nhân tố về đặc thù doanh nghiệp, nhân tố kinh tế, xã hội, hệ thống thuế có ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của người nộp thuế, do vậy, việc thực hiện nghiên cứu ở môi trường kinh tế, xã hội và các quy định về luật thuế khác nhau có thể cho ra kết quả về sự tuân thủ thuế
khác nhau. Từ đó cho thấy việc áp dụng rập khuôn kết quả nghiên cứu của những nghiên cứu này vào điều kiện Việt Nam nói chung và tại chi cục thuế Dĩ An, Bình Dương nói riêng mà không tiến hành kiểm định lại là không phù hợp.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về tuân thủ thuế cũng được các nhà nghiên cứu lựa chọn nghiên cứu, việc nghiên cứu được thực hiện với nhiều các đối tượng nghiên cứu khác nhau, phạm vi về thời gian và không gian nghiên cứu cũng khác nhau, qua đó cũng xác định được các nhân tố và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến sự tuân thủ thuế. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tác giả, hiện nay vẫn chưa có đề tài nào lựa chọn phạm vi nghiên cứu là chi cục thuế Dĩ An để thực hiện nghiên cứu.
Dựa vào các nghiên cứu nêu trên, tác giả tổng hợp các nhân tố có tần suất xuất hiện cao nhất trong các nghiên cứu, đó là 06 nhân tố: Đặc điểm về doanh nghiệp, nhân tố về ngành kinh doanh, nhân tố về xã hội, nhân tố kinh tế, nhân tố về hệ thống thuế và Kiến thức về thuế của chủ doanh nghiệp.
Bảng 2.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế
Nhân tố
Nghiên cứu nước ngoài Nghiên cứu trong nước OECD (2016) Manchilot Tilahun (2018) Bùi Ngọc Toản (2017) Nguyễn Khắc Duy (2019) Đặc điểm về doanh nghiệp + + + + Nhân tố về ngành kinh doanh + + + + Nhân tố về xã hội + + + + Nhân tố kinh tế + + + + Nhân tố về hệ thống thuế + + + +
Kiến thức về thuế của chủ doanh nghiệp
+ + + +
(Nguồn: Tổng hợp các nghiên cứu của tác giả) Các nhân tố mang dấu (+) là các nhân tố có ảnh hưởng tích cực, các nhân tố mang dấu (-) là các nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến động lực làm việc của công chức như sau.
Tóm lại, với việc trình bày tổng thể các nghiên cứu trong và ngoài nước như trên cùng với việc xác định các nhân tố trong nghiên cứu có thể nhận thấy có hệ thống liên quan đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp do Chi cục thuế Dĩ An quản lý. Vì vậy, tác giả đã thực hiện đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp: Nghiên cứu tại Chi Cục Thuế Dĩ An, Bình Dương” nhằm đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp này, góp phần đảm bảo nguồn thu NSN từ thuế của các doanh nghiệp.
2.4.2 Các khái niệm trong nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu 2.4.2.1 Đặc điểm về doanh nghiệp 2.4.2.1 Đặc điểm về doanh nghiệp
Nghiên cứu của OECD (2016) cho thấy đặc điểm doanh nghiệp có ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Đặc điểm doanh nghiệp được thể hiện bởi các thuộc tính như tính phức tạp của cơ cấu tổ chức doanh nghiệp; loại hình doanh nghiệp; quy mô doanh nghiệp; thời gian hoạt động của doanh nghiệp; hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trong đó, quy mô doanh nghiệp là nhân tố được khá nhiều tác giả đưa ra trong mô hình khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế của doanh nghiệp như: Đặng Thị Bạch Vân (2012).
Giả thuyết H1 (+): Đặc điểm về doanh nghiệp có tác động cùng chiều đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại Chi cục thuế Dĩ An.
2.4.2.2 Nhân tố về ngành kinh doanh
Cũng theo OECD (2016), và các nghiên cứu khác về sự tuân thủ thuế trong điều kiện Việt Nam các tác giả đã chứng minh rằng nhân tố về ngành kinh doanh có ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Do mỗi ngành nghề kinh doanh có những đặc thù riêng, có đối tượng khách hàng chủ đạo là cá nhân hay pháp nhân, những yêu cầu trong kinh doanh của từng ngành nghề sẽ tạo ra cơ hội để doanh nghiệp làm giảm nghĩa vụ thuế của mình. Một số công trình khoa học đưa ra kết quả nghiên cứu rằng, ngành nghề kinh doanh có ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp như 9. Nguyễn Thị Lệ Thuý (2009) cho rằng đặc điểm kinh doanh trong ngành nghề có nhiều tài sản cố định sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội không tuân thủ thuế nhiều hơn thông qua tỷ số tài sản khấu hao ròng trên tổng tài sản cao dẫn đến chênh lệch số thuế TNDN phải nộp nhiều.
Giả thuyết H2 (+): Nhân tố về ngành kinh doanh có tác động cùng chiều đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại Chi cục thuế Dĩ An.
2.4.2.3 Nhân tố về xã hội
Theo OECD (2016), chuẩn mực xã hội là hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với mỗi cá nhân hay nhóm xã hội, trong đó xác định ít nhiều sự chính xác về tính chất, mức độ, phạm vi, giới hạn của cái có thể, cái được phép, cái không được phép hay cái bắt buộc phải thực hiện trong hành vi xã hội của mỗi người, nhằm củng cố, đảm bảo sự ổn định xã hội, giữ gìn trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội. Đối với tuân thủ thuế, chuẩn mực xã hội là những tiêu chuẩn hành vi do xã hội mong muốn và được chấp nhận của đa số người ưong xã hội, đòi hòi DN phải tuân thủ. Sự tuân thủ thuế sẽ hạn chế khi DN nhận thức rằng ít người có trách nhiệm công dân. Chuẩn mực xã hội tác động lên sự tuân thủ thuế mà cơ quan thuế cần quan tâm.
Bùi Ngọc Toản (2017) thì vai trò, vị thế và danh tiếng của DN trong xã hội có ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghệp. Đối với các doanh nghiệp đã có thương hiệu trên thị trường kinh doanh, thì vai trò và vị thế, cũng như danh tiếng của họ trên thị trường là rất quan trọng. Nếu doanh nghiệp bị phát dát không tuân thủ thuế sẽ ảnh hưởng đến lòng tin của các bên liên quan đối với doanh nghiệp này, từ đó hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng giảm xuống.
Giả thuyết H3 (+): Nhân tố về xã hội có tác động cùng chiều đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại Chi cục thuế Dĩ An.
2.4.2.4 Nhân tố kinh tế
Newman Wadesango và cộng sự (2018) khi nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế lên sự tuân thủ thuế của người nộp thuế đã chứng minh rằng có mối liên hệ tích cực giữa các nhân tố kinh tế đến sự tuân thủ thuế của người nộp thuế. Theo các tác giả, các nhân tố liên quan đến kinh tế có ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế bao gồm lãi suất, lạm phát, hội nhập quốc tế, chi phí tuân thủ thuế, khả năng tài chính.
Theo Phan Thị Mỹ Dung, Lê Quốc Hiếu (2015) thì lãi suất thị trường có ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp. Các tác giả này lý giải rằng vay vốn là việc các doanh nghiệp thường thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính,
nhu cầu vốn của đơn vị trong quá trình hoạt động kinh doanh. Việc vay vốn làm phát sinh chi phí vay vốn của các doanh nghiệp, khi lãi suất tăng kéo theo chi phí sử dụng vốn vay cũng tăng lên. Trong điều kiện đó, khi tinh thần, đạo đức doanh nghiệp kém thì nhiều khả năng họ sẽ trì hoãn nộp thuế, không tuân thủ tự nguyện, trốn thuế hay không tuân thủ các quy định pháp luật về thuế.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thành Tuân (2016) cho thấy lạm phát ảnh hưởng đến mức sinh lời của hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy, khi lạm phát cao, mức sinh lời thấp thì sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng. Ngược lại, khi lạm phát thấp hoặc ổn định thì mức sinh lời ổn định, doanh nghiệp sẽ tuân thủ thuế cao hơn.
Giả thuyết H4 (+): Nhân tố kinh tế có tác động cùng chiều đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại Chi cục thuế Dĩ An.
2.4.2.5 Nhân tố về hệ thống thuế
Theo Jerome Olsen và cộng sự (2018) đã khẳng định rằng cấu trúc hệ thống thuế là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng mạnh sự tuân thuế của người nộp thuế. Theo các tác giả, cấu trúc hệ thống thuế được đo lường bởi các chỉ tiêu thuế suất; sự công bằng của hệ thống thuế; sự phức tạp của hệ thống thuế; mức độ áp dụng công nghệ trong khai báo thuế.
Kết quả nghiên cứu của Bùi Ngọc Toản (2017) cho thấy nhân tố về hệ thống thuế ảnh hưởng trực tiếp đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp. Về hệ thống thuế, trước hết về thuế suất, Bùi Ngọc Toản (2017) cho rằng quy định về thuế suất làm ảnh hưởng đến tính công bằng của hệ thống thuế, còn có thể có thêm những ảnh hưởng khác từ sự gia tăng giá trị bằng tiền của việc trốn thuế. Thuế suất biên càng cao, lợi ích đạt được nhờ kê khai thấp thu nhập và kê khai cao các khoản khấu trừ càng lớn và vì vậy số tiền trốn thuế càng lớn. Đối với các hình thức tuyên dương, khen thưởng NNT của nhà nước, điều này có ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp, theo tâm lý con người, khi được tuyên dương, khen thưởng thì uy tín sẽ nâng lên nên việc được các cơ quan nhà nước trao các hình thức khen thưởng sẽ tác động đến tuân thủ thuế. Đối với thủ tục hành chính về kê khai, nộp thuế, khi các thủ tục hành chính về thuế như thủ tục về đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế,... rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, minh bạch đồng thời có tính ổn
định thì sự tuân thu thuế cao hơn. NNT tốn chi phí tuân thủ ít hơn, giảm được việc gây hạch sách, phiền hà của cán bộ thuế.
Kết quả nghiên cứu của Bùi Ngọc Toản (2017) cũng cho thấy tính phức tạp trong cách tính, cách hiểu gây khó khăn cho DN, tính phức tạp còn thể hiện ở việc có quá nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện Luật, các văn bản có thể chồng chéo nhau, không thống nhất từ đó dẫn đến khi thực hiện DN gặp nhiều sai sót, đồng thời CQT cùng khó khăn trong công tác quản lý thuế.
Các hình thức xử phạt khi doanh nghiệp không tuân thủ là biện pháp nhằm ngăn ngừa tuân thủ thuế, đồng thời là biện pháp để xử lý, quản lý các đối tượng không tuân thủ thuế, từ đó răn đe các trường hợp không tuân thủ và tái phạm. Khi các hình thức xử phạt hợp lý thì DN tuân thủ khi bị xử phạt, không hợp lý thì họ trì hoãn không tuân thủ.
Giả thuyết H5 (+): Nhân tố về hệ thống thuế có tác động cùng chiều đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại Chi cục thuế Dĩ An.
2.4.2.6 Kiến thức về thuế của chủ doanh nghiệp
Kiến thức về là nhân tố là nhân tố quan trọng của tuân thuế thuế Theo Jerome Olsen và cộng sự (2018). Kiến thức về thuế liên quan đến khả năng hiểu và tuân thủ luật thuế của người nộp thuế. Tăng mức độ hiểu biết tài chính thì mức độ tuân thủ thuế sẽ được cải thiện vì làm tăng nhận thức tích cực về thuế. Tăng hiểu biết về cơ hội trốn thuế có ảnh hưởng tiêu cực lên tuân thủ thuế vì nó giúp không tuân thủ thuế. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu kiểm tra tác động của giáo dục về hành vi trốn thuế sử dụng cấp độ giáo dục phổ thông của người nộp thuế như phương pháp để đo lường giáo dục OECD (2016). Hiểu biết thuế càng cao thì tỉ lệ tuân thủ thuế càng lớn. Theo Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2017), khi trình độ hiểu biết thuế tăng, tỉ lệ trốn thuế giảm, và mức độ tuân thủ thuế trở nên cao hơn.
Mối quan hệ giữa kiến thức của người nộp thuế và sự tuân thủ thuế đã được minh chứng trong nhiều nghiên cứu khác nhau. Kiến thức và sự hiểu biết về thuế của người nộp thuế sẽ tạo nền tảng cho việc đánh giá, nhận thức về tính công bằng và sự sẵn lòng cũng như năng lực để tuân thủ các quy định của thuế Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2017).
sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại Chi cục thuế Dĩ An.
2.4.3 Đề xuất mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu được thể hiện như dưới đây:
(Nguồn: Tác giả đề xuất)
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu
Như vậy mô hình nghiên cứu được tác giả xây dựng gồm 1 biến phụ thuộc là sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp, biến này chịu tác động từ các biến độc lập gồm: Đặc điểm về doanh nghiệp; Nhân tố về ngành kinh doanh; Nhân tố về xã hội; Nhân tố kinh tế; Nhân tố về hệ thống thuế; Kiến thức về thuế của chủ doanh nghiệp.
Tóm tắt chương 2
Nội dung chương này trình bày về cơ sở lý thuyết về tuân thủ thuế. Cụ thể, trước hết tác giả trình bày về khái niệm về tuân thủ thuế, phân loại các mức độ về sự tuân thủ thuế. Tiếp đó, tác giả trình bày các lý thuyết nền liên quan đến tuân thủ thuế và các nghiên cứu trước có liên quan đến tuân thủ thuế và rút ra khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu của đề tài. Cuối cùng, chương này trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế. Nội dung chương này là căn cứ quan trọng để tác giả thực hiện các nội dung nghiên cứu tiếp theo của đề tài.
Nhân tố về ngành kinh doanh Nhân tố về xã hội
Nhân tố kinh tế
SỰ TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP
Nhân tố về hệ thống thuế
Đặc điểm về doanh nghiệp
Kiến thức về thuế của chủ doanh nghiệp +H1 +H2 +H3 +H4 +H5 +H6
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nội dung chương này trình bày về thiết kế nghiên cứu, cũng như phương pháp nghiên cứu của đề tài:
3.1 Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu về các các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp: Nghiên cứu tại Chi cục thuế Dĩ An. được thể hiện qua sơ đồ sau đây:
Hình 2.1: Thiết kế nghiên cứu
(Nguồn: tác giả tự xây dựng)
Dựa trên quy trình nghiên cứu chi tiết được trình bày ở phần trên, việc thực hiện nghiên cứu trải qua các bước nghiên cứu như sau:
- Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu.
Xác định vấn đề nghiên cứu
Trình bày tổng quan các nghiên cứu trước, cơ sở lý thuyết và các lý thuyết nền
Đề xuất mô hình nghiên cứu và thang đo nháp
Nghiên cứu định tính: Thảo luận chuyên gia + Xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức; + Xây dựng thang đo nghiên cứu chính thức; + Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát.
Nghiên cứu định lượng:
+ Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha; Phân tích nhân tố khám phá EFA; Kiểm định mô hình hồi quy.
Trình bày kết quả nghiên cứu
- Bước 2: Trình bày được tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước có