4.1.1 Tuân thủ về đăng ký, kê khai thuế
Nội dung đánh giá tình hình tuân thủ về kê khai, chất lượng kê khai của NNT để có những điều chỉnh trong công tác quản lý, đôn đốc kê khai và hỗ trợ NNT thực hiện kê khai đúng bao gồm các chỉ tiêu: tỷ lệ hồ sơ khai thuế nộp chậm; tỷ lệ hồ sơ khai thuế không nộp; tỷ lệ hồ sơ khai thuế có lỗi số học, lỗi định danh; tỷ lệ hồ sơ khai thuế đã xử phạt vi phạm hành chính so với số hồ sơ khai thuế nộp chậm, không nộp; tỷ lệ hồ sơ khai thuế đã ấn định thuế.
Kể từ khi thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế và đặc biệt là từ khi Luật Quản lý thuế ra đời, nội dung quản lý của từng hoạt động có quy trình cụ thể và có nhiều đổi mới. Những đổi mới này đã ảnh hưởng tích cực đến kết quả tuân thủ của DN.
Bảng 4.1: Tỷ lệ DN nộp tờ khai thuế GTGT quá hạn
ĐVT: %
STT Loai hình DN Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
1 Trách nhiệm hữu hạn 3,79 4,18 5,53
2 Cổ phần 4,12 4,83 5,01
3 Doanh nghiệp tư nhân 4,06 3,23 2,92
4 Khác 6,4 4,49 4,45
(Nguồn: Chi cục thuế Dĩ An 2017 - 2019)
Bảng 4.1 cho thấy việc tuân thủ thuế của DN Chi cục thuế Dĩ An quản lý từ năm 2017 đến năm 2019 cho thấy tỷ lệ DN nộp tờ khai thuế GTGT quá hạn quy định chiếm tỷ lệ tương đối thấp năm 2018 là dưới 6.4% (loại hình doanh nghiệp khác chiếm tỷ lệ cao nhất 6.4%), năm 2018 là dưới 4,83% (loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần chiếm tỷ lệ cao nhất 4,83%) và năm 2019 là 5.53% (loại hình doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm tỷ lệ cao nhất 4,83%) và chủ yếu là quá hạn quy định ở mức I (khai thuế quá hạn quy định từ 05 đến 10 ngày) chiếm tỷ lệ trên 80%.
Theo tình hình thống kê về thực trạng tuân thủ kê khai thuế cho thấy có sự khác biệt về mức độ tuân thủ thuế giữa các loại hình DN. Cụ thể, năm 2019 tỷ lệ
DN nộp tờ khai thuế trễ hạn của các DN thuộc loại hình trách nhiệm hữu hạn chiếm tỷ lệ cao nhất (5,53%), kế đến là công ty cổ phần (5,01%), doanh nghiệp thuộc loại hình doanh nghiệp khác (4,45%) và cuối cùng là doanh nghiệp tư nhân (2,92%).
Bảng 4.2: Tỷ lệ DN không nộp tờ khai thuế GTGT
ĐVT: %
STT Loai hình DN Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
1 Trách nhiệm hữu hạn 4,13 4,97 4,66
2 Cổ phần 4,67 8,64 4,62
3 Doanh nghiệp tư nhân 15,2 10,3 7,6
4 Khác 5,24 3,9 2,28
(Nguồn: Chi cục thuế Dĩ An 2017 - 2019)
Bảng 4.2 cho thấy tỷ lệ DN không nộp tờ khai cũng chiếm tỷ lệ không cao. Các trường hợp không nộp tờ khai là những DN đăng ký thuế nhưng chưa hoạt động là phổ biến, còn lại là các trường hợp do thay đổi địa điểm và thay đổi cơ quan quản lý thuế, DN sắp xếp lại hoạt động, DN bỏ trốn mất tích, DN ngừng hoạt động, ... Trong đó, năm 2019 các DN trách nhiệm hữu hạn có tỷ lệ không nộp tờ khai chiếm tỷ lệ cao nhất (4.66%).
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Hình 4.1: Tỷ lệ DN không nộp tờ khai thuế GTGT
Hình 4.1 cho thấy tỷ lệ nộp tờ khai quá hạn quy định, không nộp tờ khai và tỷ lệ tờ khai có lỗi số học đối với các loại hồ sơ khai thuế khác cũng còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Sự phức tạp của các quy trình tuân thủ thuế là một gánh nặng
đối với DN, làm tăng đáng kể thời gian, công sức và vật chất trong quá trình DN đăng ký, kê khai và nộp thuế.
Nhìn chung, trong thời gian qua Chi cục thuế Dĩ An cũng có nhiều đổi mới quản lý trong việc tiếp nhận hồ sơ khai thuế như tổ chức nhận tờ khai theo loại hình DN, nơi tiếp nhận hiện đại hơn về phương tiện hữu hình ... Những đổi mới này đã ảnh hưởng tích cực đến kết quả tuân thủ thuế của DN.
4.1.2 Tuân thủ về báo cáo các thông tin đầy đủ và chính xác
Nội dung đánh giá tình hình tuân thủ về báo cáo các thông tin đầy đủ và chính xác được phản ánh qua kết quả kiểm tra thuế đối với DN.
Kết quả kiểm tra của chi cục thuế Dĩ An cho thấy, số lượng DN được kiểm tra giảm qua các năm nhưng ngược lại số thuế truy thu và xử phạt lại tăng qua các năm. Thể hiện rõ nhất là số thuế truy thu trung bình trên mỗi cuộc kiểm tra năm sau luôn cao hơn năm trước một cách đáng kể. Điều này phản ánh hai vấn đề: Thứ nhất, tình hình không tuân thủ thuế về báo cáo các thông tin đầy đủ và chính xác của DN tăng lên đáng lo ngại. Thứ hai, tích cực hơn, đó là thể hiện thực trạng công tác kiểm tra thuế của ngành Thuế tỉnh Bình Dương nói chung và Chi cục thuế Dĩ An ngày càng đi vào chiều sâu và có hiệu quả hơn.
Bảng 4.3: Kết quả công tác kiểm tra của Chi cục thuế Dĩ An giai đoan 2017 - 2019
ĐVT: triệu đồng
Năm Kiểm tra Số truy thu
/1 DN Số DN Số thuế truy thu Năm 2017 1.445 169.877 118 Năm 2018 1.008 86.104 85 Năm 2019 963 119.464 124 Tổng 3.416 375.445 110
(Nguồn: Chi cục thuế Dĩ An 2017 - 2019)
Bảng 4.3 cho thấy gian lận thuế phổ biến khác đó là các DN hoạt động trong các ngành chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản đa số nguyên liệu đầu vào không rõ nguồn gốc đã sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để hạch toán và kê khai thuế. Thực trạng này đã gây thất thu NSNN rất lớn trong thời gian qua, đặc biệt trên địa bàn Dĩ An, Bình Dương.
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Hình 4.2: Kết quả công tác kiểm tra tra của Chi cục thuế Dĩ An giai đoạn 2017 – 2019
Hình 4.2 cho thấy trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2017 đến năm 2019, số lượng doanh nghiệp được kiểm tra có xu hướng giảm, năm 2017, số doanh nghiệp được kiểm tra là 1.445 doanh nghiệp thì đến năm 2019, số doanh nghiệp được kiểm tra là 963 doanh nghiệp, tuy nhiên số tiền truy thu thuế lại có xu hướng tăng giảm không ổn định, điều này cho thấy mặc dù số doanh nghiệp được kiểm tra giảm qua các năm tuy nhiên số tiền truy thu thuế trung bình mỗi doanh nghiệp không ổn định, nếu năm 2017 mức truy thu thuế trung bình là 118 triệu đồng/ doanh nghiệp, thì đến năm 2018 con số này đạt 85 triệu đồng/ doanh nghiệp, và tiếp tục tăng lên 124 triệu đồng/ doanh nghiệp năm 2019.
Thực trạng khác nữa là do kiến thức về thuế còn hạn chế, đặc biệt đối với các DN mới thành lập hoặc còn non trẻ trong hoạt động kinh doanh không nắm rõ các chính sách thuế, không nhận thức thật rõ sự khác biệt giữa số liệu kế toán và số liệu theo quy định của các luật thuế đã kê khai sai số thuế phải nộp.
Với quy định mức xử phạt đối với hành vi khai sai làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn là 20% (theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP) cũng dẫn đến một số DN cố tình khai sai để né tránh thuế. Đây cũng là một trong những thực trạng đã xảy ra trên địa bàn Dĩ An, Bình Dương.
4.1.3 Tuân thủ về nộp nghĩa vụ thuế đúng hạn
Tổng số thuế nợ đọng do Chi cục thuế Dĩ An, Bình Dương quản lý đến ngày 31/12/2019 là 270.197 triệu đồng.
Bảng 4.4: Tình hình nợ đọng thuế của các doanh nghiệp năm 2019
ĐVT: triệu đồng TT Loai hình DN Tổng Trong đó Nợ khó thu Nợ chờ xử lý Nợ chờ điều chỉnh Nợ có khả năng 1 Trách nhiệm hữu hạn 65.716 6.642 4.427 101 54.546 2 Cổ phần 65.152 6.585 4.389 101 54.077
3 Doanh nghiệp tư nhân 107.176 10.833 7.219 165 88.958
4 Khác 32.153 3.250 2.166 50 26.688
Tổng 270.197 27.311 18.200 417 224.269
(Nguồn: Chi cục thuế Dĩ An 2019)
Bảng 4.4 cho thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ thuế trên địa bàn Dĩ An, Bình Dương, nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế như tình hình lạm phát và lãi suất ngân hàng cao (thậm chí còn cao hơn lãi suất phạt chậm nộp - 0,03%/ ngày) làm cho các DN chịu áp lực về gánh nặng tài chính. Các nhân tố này đã tác động làm trì hoãn các khoản nộp thuế của DN hiện nay.
Theo số liệu phân tích cho thấy, doanh nghiệp tư nhân có tỷ lệ nợ đọng thuế cao nhất so với các loại hình doanh nghiệp khác như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, và các loại hình doanh nghiệp khác, chiếm tỷ lệ 39.67%. Về phân loại nợ đọng gồm nợ khó thu, nợ chờ xử lý, nợ chờ điều chỉnh, nợ có khả năng thu thì nhóm nợ có khả năng thu luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng nợ của các loại hình doanh nghiệp. Kết quả phân tích trên đây cho thấy rằng có sự khác biệt về tình hình tuân thủ nộp các nghĩa vụ thuế giữa các loại hình DN.
4.2 Kết quả thống kê mẫu nghiên cứu
Dữ liệu sau khi được thu thập từ việc khảo sát sẽ được đưa vào phần mềm SPSS để xử lý. Cụ thể tác giả đã gửi 250 bảng hỏi đến các đối tượng khảo sát trong nghiên cứu. Sau khi kiểm tra và loại bỏ các phiếu không hợp lệ thì số lượng câu hỏi chính thức tiến hành nhập liệu để phân tích còn lại 210 bảng hợp lệ.
Bảng 4.5: Kết quả thống kê phiếu khảo sát hợp lệ
Chỉ tiêu Số lượng (Phiếu) Tỷ lệ (%)
Số phiếu phát ra 250 100 Số phiếu thu về 250 100 Trong đó - Số phiếu hợp lệ 210 84 - Số phiếu không hợp lệ 40 16 (Nguồn: tác giả tổng hợp)
Bảng 4.5 có 210 phiếu khảo sát hợp lệ được dùng để đưa vào phân tích, là dữ liệu cho nghiên cứu chính thức của đề tài này. Mẫu nghiên cứu chính thức của đề tài là n = 210. Kết quả thống kê một số đặc tính của đối tượng trả lời khảo sát được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 4.6: Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Tiêu chí Số lượng (Người)
Tỷ lệ (%) 1. Giới tính Nam 79 37.62 Nữ 131 62.38 Tổng 210 100.00 2. Trình độ chuyên môn Trung cấp 5 2.38 Cao Đẳng 22 10.48 Đại học 148 70.48 Trên đại học 35 16.66 Tổng 210 100.00
3. Thời gian làm việc tại đơn vị Dưới 1 năm 17 8.10 Từ 1- 5 năm 100 47.62 Từ 5- 10 năm 58 27.62 Trên 10 năm 35 16.66 Tổng 210 100.00 4. Chức vụ Ban giám đốc 10 4.76 Trưởng/phó phòng ban 16 7.62 Nhân viên 184 87.62 Tổng 210 100.00 (Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Bảng 4.6 cho thấy 210 đối tượng khảo sát thì giới tính Nam là 79 người, tương ứng tỷ lệ 37.62%, giới tính nữ là 131 người, tương ứng tỷ lệ 62.38%. Tỷ lệ này là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm lao động làm việc tại các đơn vị được khảo sát.
Về trình độ chuyên môn, đối tượng khảo sát có trình độ chuyên môn Trung cấp là 5 người, tương ứng tỷ lệ 2.38%; Cao Đẳng là 22 người, tương ứng tỷ lệ 10.48%, trình độ Đại học là 148 người, tương ứng tỷ lệ 70.48% và trên đại học là 35 người, tương ứng tỷ lệ 16.66%. Vì đối tượng khảo sát chủ yếu là nhân viên nên cơ cấu về trình độ chuyên môn của các đối tượng khảo sát như vậy là tương đối hợp lý.
Về thời gian làm việc tại các đơn vị khảo sát và tại chi cục thuế Dĩ An, đối tượng khảo sát có thời gian làm việc dưới 1 năm là 17 người, tương ứng tỷ lệ 8.10%; thời gian làm việc từ 1- 5 năm là 100 người, tương ứng tỷ lệ 47.62%, từ 5- 10 năm là 58 người, tương ứng tỷ lệ 27.62% và trên 10 năm là 35 người, tương ứng tỷ lệ 16.66%.
Về chức vụ, trong 193 đối tượng khảo sát, đối tượng khảo sát có chức vụ Ban giám đốc là 10 người, tương ứng tỷ lệ 4.76%, đối tượng khảo sát có chức vụ Trưởng/phó phòng ban là 16 người, tương ứng tỷ lệ 7.62%, đối tượng khảo sát có chức vụ Nhân viên là 184 người, tương ứng tỷ lệ 87.62%. Như vậy chức vụ nhân viên chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số các đối tượng tham gia khảo sát.
4.3 Đánh giá thang đo
4.3.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo của các biến độc lập
Kết quả phân tích hệ số Crobach’s Alpha cho thang đo biến độc lập được thể hiện trong bảng dưới đây. Hệ số Cronbach’s Alpha là thông số để kiểm tra độ tin cậy của các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu gồm một bộ dữ liệu của các khái niệm. Kết quả phân tích dựa trên hệ số Cronbach’s Alpha là xác định độ phù hợp của thang đo các biến, hệ số tương quan biến – tổng (cho biết sự tương quan của một biến quan sát với các biến còn lại trong bộ thang đo) của chúng. Chỉ giữ lại những thành phần thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6, nhận định này được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2004) cho rằng: hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,8 đến 1.0 thì thang đo là rất tốt; từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được; cũng có nhiều nhà nghiên cứu đề nghị rằng hệ số Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm nghiên cứu còn mới đối với người trả lời. Hệ số tương quan biến – tổng của các biến quan sát > 0,3 được xem là biến thích hợp cho nghiên cứu.
Bảng 4.7: Kết quả phân tích Crobach’s Alpha cho thang đo biến độc lập
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến tổng hiệu
chỉnh
Cronbach's Alpha nếu loại
biến
Cronbach's Alpha = .883; Số biến = 5
DDDN1 15.924 3.248 .661 .871
DDDN2 15.943 3.135 .755 .850
DDDN3 15.957 3.151 .715 .858
DDDN4 15.976 2.971 .732 .855
DDDN5 15.952 2.974 .736 .854
Cronbach's Alpha = .871; Số biến = 4
NKD1 13.343 3.413 .769 .818
NKD2 13.305 3.964 .621 .865
NKD3 13.319 3.271 .835 .789
NKD4 13.405 3.611 .707 .843
Cronbach's Alpha = .810; Số biến = 4
XH1 12.133 3.188 .584 .783
XH2 12.133 3.207 .575 .787
XH3 12.090 2.724 .817 .661
XH4 12.114 3.633 .554 .795
Cronbach's Alpha = .724; Số biến = 6
KT1 19.490 5.170 .463 .684 KT2 19.671 4.882 .653 .629 KT3 19.629 4.751 .658 .624 KT4 19.467 5.264 .477 .680 KT5 19.590 4.865 .615 .638 KT6 19.152 6.589 .008 .815
Cronbach's Alpha = .870; Số biến = 6
HTT1 19.281 9.169 .634 .854 HTT2 19.381 9.366 .674 .847 HTT3 19.481 8.873 .612 .861 HTT4 19.538 9.015 .749 .833 HTT5 19.267 9.613 .728 .841 HTT6 19.505 9.466 .656 .850
Cronbach's Alpha = .878; Số biến = 6
KIENTHUC1 20.786 2.255 .665 .860 KIENTHUC2 20.810 2.318 .651 .862 KIENTHUC3 20.790 2.272 .658 .862 KIENTHUC4 20.805 2.254 .676 .858 KIENTHUC5 20.814 2.305 .708 .853 KIENTHUC6 20.829 2.296 .758 .846
(Nguồn: Phụ lục kết quả nghiên cứu)
Bảng 4.7 cho thấy thang đo thành phần nhân tố đặc điểm về doanh nghiệp gồm 5 biến quan sát, hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể là 0.883> 0.6. Hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 và hệ
số Cronbach’s Alpha nếu bỏ đi biến quan sát đó đều nhỏ hơn 0.883. Từ đó, kết luận thang đo đạt tiêu chuẩn, đạt độ tin cậy.
-Thang đo thành phần nhân tố về ngành kinh doanh gồm 4 biến quan sát, hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể là 0.871> 0.6. Hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu bỏ đi biến quan sát đó đều nhỏ hơn 0.871. Từ đó, kết luận thang đo đạt tiêu chuẩn, đạt độ tin cậy.
-Thang đo thành phần nhân tố về xã hội có 4 biến quan sát, hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể là 0.810> 0.6. Hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu bỏ đi biến quan sát đó đều nhỏ hơn 0.810. Từ đó, kết luận thang đo đạt tiêu chuẩn, đạt độ tin cậy.
- Thang đo thành phần nhân tố kinh tế có 6 biến quan sát, hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể là 0.724> 0.6. Hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 tuy nhiên có biến quan sát KT6 có hệ số