4.5.1 Mô hình hồi quy tổng thể
Để xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy đa biến như sau:
TTT = β0 + β1DDDN + β2NKD + β3XH + β4KT + β5HTT +β6KIENTHUC
Trong đó:
TTT: Biến phụ thuộc (Sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp: Nghiên cứu tại Chi cục thuế Dĩ An)
Các biến độc lập: DDDN, NKD, XH, KT, HTT, KIENTHUC - DDDN: Đặc điểm về doanh nghiệp
- NKD: Nhân tố về ngành kinh doanh - XH: Nhân tố về xã hội
- KT: Nhân tố kinh tế
- HTT: Nhân tố về hệ thống thuế
- KIENTHUC: Kiến thức về thuế của chủ doanh nghiệp - β0, β1, … β6: Các tham số của mô hình.
4.5.2 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình
Kết quả cho thấy hệ số R2 điều chỉnh = 55.7% > 50%, đồng thời kiểm định F trong bảng ANOVA cho thấy giá trị này có ý nghĩa thống kê với Sig. < 0.05.
Bảng 4.16: Bảng tóm tắt mô hình hồi quy
Mô hình Hệ sốR Hệ sốR2 Hệ số R2 -
hiệu chỉnh
Sai số chuẩn của ước lượng
Durbin- Watson
1 .687a .572 .557 .17903 1.985
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)
Bảng 4.16 cho thấy hệ số xác định hiệu chỉnh đạt 55,7 %. Điều này có nghĩa rằng các tác động của biến độc lập cùng một hướng với sự tuân thủ thuế. Từ đó kết luận mô hình là phù hợp, các biến độc lập (KIENTHUC, HTT, NKD, XH, KT, DDDN) giải thích được 55.7% sự thay đổi của biến phụ thuộc (TTT), phần còn lại được giải thích bởi các nhân tố không được xem xét trong mô hình.
Bảng 4.17: Phân tích ANOVA Mô hình Tổng bình phương Bậc tự do Trung bình bình phương F Sig. 1 Hồi quy 5.827 6 .971 30.300 .000b Phần dư 6.506 203 .032 Tổng 12.333 209
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)
Bảng 4.17 cho thấy với độ tin cậy 95%, giá trị sig = 0.000 < = 0.05%, bác bỏ giả thiết H0. Kết luận tập dữ liệu phù hợp với mô hình nghiên cứu.
4.5.3 Kiểm định trọng số hồi quy
Dựa vào kết quả trong bảng trọng số hồi quy, cho thấy giá trị Sig của các biến độc lập KIENTHUC, HTT, NKD, XH, KT, DDDN đều nhỏ hơn 0.05, từ đó tác giả kết luận các biến độc lập tương quan và có ý nghĩa với biến độc lập TTT.
Bảng 4.18: Bảng trọng số hồi quy Mô Hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig. Thống kê đa cộng tuyến B Sai số chuẩn Beta Hệ số Tolerance Hệ số VIF (Constant) 1.145 .220 5.195 .000 DDDN .084 .033 .150 2.535 .002 .743 1.347 NKD .103 .021 .262 4.973 .000 .935 1.070 XH .105 .022 .249 4.771 .000 .956 1.046 KT .087 .027 .184 3.188 .002 .778 1.285 HTT .089 .021 .220 4.223 .000 .956 1.047 KIENTHUC .246 .054 .303 4.583 .000 .596 1.679
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)
Bảng 4.18 cho thấy kết quả hồi quy tuyến tính bội các hệ số beta chuẩn hóa tác động cùng chiều với sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp với ý nghĩa là 5%. Trọng số hồi quy xác định được phương trình hồi quy như sau:
TTT = 0.150DDN + 0.262NKD + 0.249XH + 0.184KT + 0.220HTT + 0.303KIENTHUC
4.5.4 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập có sự tương quan hoàn toàn với nhau. Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, chỉ số thường dùng là hệ số phóng đại phương VIF (Variance Inflation Factor) ở bảng 4.18. Kết quả trong bảng 4.18 trọng số hồi quy cho thấy hệ số VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 2, từ đó kết luận mô hình nghiên cứu không có hiện tượng đa cộng tuyến (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
4.5.5 Kiểm định hiện tượng tự tương quan của phần dư
Tự tương quan là hiện tượng các sai số ngẫu nhiên có mối liên hệ tương quan nhau, khi đó có thể xảy ra hiện tượng tự tương quan.
Sử dụng hệ số Durbin-Watson để kiểm định tự tương quan của các sai số kề nhau (hay còn gọi là tương quan chuỗi bậc nhất), hệ số có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0 đến 4; nếu các phần sai số không có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau thì giá trị sẽ gần bằng 2. Dựa vào kết quả bảng tóm tắt mô hình hồi quy, cho thấy d được chọn rơi vào miền chấp nhận giả thuyết không có tương quan chuỗi bậc nhất (d = 1.985 gần bằng 2) Như vậy, kết luận không có hiện tượng tự tương quan giữa các phần dư trong mô hình, mô hình có ý nghĩa.
4.5.6 Kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư
Mô hình hồi quy tuyến tính chỉ thực sự phù hợp với các dữ liệu quan sát khi phần dư có phân phối chuẩn với trung bình bằng 0 và phương sai không đổi. Để kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư, ta sử dụng biểu đồ Histogram và biểu đồ P– P Plot.
Kết quả trong biểu đồ tần số Histogram cho thấy một đường cong phân phối chuẩn đặt chồng lên biểu đồ tần số, với độ lệch chuẩn Std. Dev = 0,986 và Mean gần bằng 0, ta có thể kết luận rằng, giả thiết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.
Hình 4.3: Đồ thị Histogram của phần dư đã chuẩn hóa
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)
Hình 4.3 cho thấy độ lệch chuẩn Std. Dev = 0,986. Điều này củng cố cho kết luận biểu đồ P-P Plot của phần dư chuẩn hóa, các điểm quan sát không phân tán xa đường chéo kỳ vọng, nên ta có thể kết luận giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)
Hình 4.4: Đồ thị P-P Plot của phần dư đã chuẩn hóa
4.5.7 Kiểm định giải định phương sai của sai số (phần dư) không đổi
Kết quả xử lý trong đồ thị phân tán cho thấy các phần dư phân tán ngẫu nhiên quanh trục O (là quanh giá trị trung bình của phần dư) trong một phạm vi không đổi. Điều này có nghĩa là phương sai của sai số (phần dư) không đổi.
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)
Hình 4.5: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy 4.5.8 Thảo luận kết quả nghiên cứu
Dựa vào kết quả trong bảng trọng số hồi quy, sử dụng trọng số hồi quy chuẩn hóa để xem xét mức độ giải thích của các biến độc lập cho sự biến thiên của biến phụ thuộc (Nguyễn Đình Thọ, 2011), có thể kết luận kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu như sau:
Giả thuyết H1: Nhân tố “Đặc điểm về doanh nghiệp” có tác động tích cực (tác động dương +) đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp: Nghiên cứu tại Chi cục thuế Dĩ An. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy trọng số số β của biến DDDN có giá trị β = 0.150> 0, như vậy, chấp nhận giả thuyết H1. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Phan Thị Mỹ Dung & Lê Quốc Hiếu (2015) và Kanbiro Orkaido Deyganto (2018).
Giả thuyết H2: Nhân tố “Ngành kinh doanh” có tác động tích cực (tác động dương +) đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp: Nghiên cứu tại Chi cục thuế Dĩ An. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy trọng số số β của biến NKD có giá trị β = 0.262> 0, như vậy, chấp nhận giả thuyết H2. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Khắc Duy (2019) và Lin Mei Tan và Valerie Braithwaite (2018).
Giả thuyết H3: Nhân tố “Xã hội” có tác động tích cực (tác động dương +) đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp: Nghiên cứu tại Chi cục thuế Dĩ An. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy trọng số số β của biến XH có giá trị β = 0.249> 0, như vậy chấp nhận giả thuyết H3. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Minh Hà & Nguyễn Hoàng Quân (2012) và Manchilot Tilahun (2018).
Giả thuyết H4: Nhân tố “Kinh tế” có tác động tích cực (tác động dương +) đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp: Nghiên cứu tại Chi cục thuế Dĩ An. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy trọng số số β của biến KT có giá trị β = 0.184> 0, như vậy, chấp nhận giả thuyết H4. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2017) và Newman Wadesango & Mutema A. & Mhaka C. & Wadesango VO. (2018).
Giả thuyết H5: Nhân tố “Hệ thống thuế” có tác động tích cực (tác động dương +) đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp: Nghiên cứu tại Chi cục thuế Dĩ An. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy trọng số số β của biến HTT có giá trị β = 0.220> 0, như vậy, chấp nhận giả thuyết H5. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thành Tuân (2016) và Bùi Ngọc Toản (2017), Jerome Olsen & Matthias Kasper & Janina Enachescu & Serkan Benk & Tamer Budak & Erich Kirchler (2018).
Giả thuyết H6: Nhân tố “Kiến thức về thuế của chủ doanh nghiệp” có tác động tích cực (tác động dương +) đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp: Nghiên cứu tại Chi cục thuế Dĩ An. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy trọng số số β của biến KIENTHUC có giá trị β = 0.303> 0, như vậy, chấp nhận giả thuyết H6. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thành Tuân (2016) và Đặng Thị Bạch Vân (2012), Jerome Olsen & Matthias Kasper & Janina Enachescu & Serkan Benk & Tamer Budak & Erich Kirchler (2018).
Kết quả cho chúng ta thấy, trong các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp: Nghiên cứu tại Chi cục thuế Dĩ An, nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất là Kiến thức về thuế của chủ doanh nghiệp (β = 0.303). Tiếp theo là nhân tố ngành kinh doanh (β = 0.262), nhân tố Xã hội (β = 0.249), nhân tố Hệ thống thuế (β = 0.220), nhân tố Kinh tế (β = 0.184) và nhân tố Đặc điểm doanh nghiệp (β = 0.150).
Tóm tắt chương 4
Nội dung chương này trình bày kết quả nghiên cứu của đề tài. Trước hết, tác giả trình bày về kết quả thống kê mẫu nghiên cứu, tiếp đó thông qua các kỹ thuật xử lý dữ liệu như: đánh giá độ tin cậy thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha, đánh giá giá trị thang đo, phân tích hồi quy đa biến... tác giả rút ra các nhân tố tác động đến sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp gồm: Đặc điểm về doanh nghiệp; Nhân tố kinh tế; Nhân tố về hệ thống thuế; Nhân tố về xã hội; Nhân tố về ngành kinh doanh; Kiến thức về thuế của chủ doanh nghiệp. Cuối cùng, tác giả trình bày nội dung về bàn luận kết quả nghiên cứu.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
Nội dung chương này trình bày tóm tắt về kết luận nghiên cứu, từ đó đề xuất một số các hàm ý quản trị tác động đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp.
5.1 Kết luận
Thuế gắn liền với sự tồn tại và phát triển của nhà nước, là một công cụ quan trọng mà bất kỳ quốc gia nào cũng sử dụng để thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình. Vì vậy, thuế là vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia, bất kể đó là quốc gia phát triển hay đang phát triển. Hiện nay, mỗi tháng có hàng nghìn doanh nghiệp đăng ký hoạt động kinh doanh. Đây là tiền đề cho nền kinh tế phát triển nhưng cũng là thách thức không nhỏ đối với các cơ quan thuế trong việc quản lý thu thuế một cách hiệu quả từ các doanh nghiệp này. Trong đó, sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp này luôn là vấn đề được các cơ quan quản lý thuế đặc biệt quan tâm.
Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định và đánh giá sự tác động của các nhân tố đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại Chi cục thuế Dĩ An, dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị liên quan đến từng nhân tố nhằm nâng cao sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp.
Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính là phỏng vấn chuyên gia nhằm xác định và điều chỉnh các biến cũng như thang đo của từng biến trong mô hình hình nghiên cứu. Trên cơ sở đó tác giả tiến hành xây dựng giả thuyết nghiên cứu và xây dựng bảng câu hỏi khảo sát nhằm thu thập dữ liệu phục vụ kiểm định mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp: Nghiên cứu tại Chi cục thuế Dĩ An.
Tiếp đó, bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, để kiểm định mô hình nghiên cứu tác giả tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy đa biến. Kết quả nghiên cứu xác định được các nhân tố tác động đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại Chi cục thuế Dĩ An gồm: Đặc điểm về doanh nghiệp; Nhân tố kinh tế; Nhân tố về hệ thống thuế; Nhân tố về xã hội; Nhân tố về ngành kinh doanh; Kiến thức về thuế của chủ doanh nghiệp. Về mức độ tác động của các nhân tố đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại Chi cục thuế Dĩ An thì nhân tố đặc điểm về doanh nghiệp có tác động yếu nhất và nhân tố kiến thức về thuế của chủ doanh
nghiệp tác động mạnh nhất đế sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Cụ thể, thứ tự mức độ tác động của các nhân tố được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 5.1: Mức độ tác động của các nhân tố đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp
STT Nhân tố Mã hóa Mức độ
tác động
% tác động
1 Đặc điểm về doanh nghiệp DDDN 0,150 10,96
2 Nhân tố kinh tế KT 0,184 13,45
3 Nhân tố về hệ thống thuế HTT 0,220 16,08
4 Nhân tố về xã hội XH 0,249 18,20
5 Nhân tố về ngành kinh doanh NKD 0,262 19,15 6 Kiến thức về thuế của chủ doanh nghiệp KIENTHUC 0,303 22,15
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
5.2 Hàm ý quản trị
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số các hàm ý quản trị liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp theo mức độ tác động giảm dần của các nhân tố như sau:
5.2.1 Kiến thức về thuế của chủ doanh nghiệp
Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức về thuế của chủ doanh nghiệp có ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp, về nhân tố này, tác giả đề xuất một số các hàm ý quản trị nhằm nâng cao sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp như sau:
Một là, tăng cường chức năng tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý thuế nhằm giúp cho doanh nghiệp kịp thời nắm bắt được các quy định của pháp luật, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các quyền lợi và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật trước, trong và sau khi kê khai và nộp thuế, đây cũng là giải pháp nâng cao tính tuân thủ thuế. Thông qua tuyên truyền, người nộp thuế nói chung và các chủ doanh nghiệp nói riêng có thể hiểu được các nội dung cơ bản trong quản lý thuế của Nhà nước như hiểu được các thuật ngữ trong luật thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí được trừ và chi phí không được trừ khi xác định thu nhập tính thuế hay mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiêp. Bên
cạnh đó, thông qua tuyên truyền các chủ doanh nghiệp cũng nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc tuân thủ pháp luật về thuế, trách nhiệm đối với cộng đồng, từ đó nâng cao tinh thần tuân thủ về pháp luật thuế của các doanh nghiệp.
Hai là, Chi cục thuế Dĩ An cần mở rộng tuyên truyền, hỗ trợ kiến thức thuế cho doanh nghiệp như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế nhà thầu,… bằng nhiều hình thức khác nhau, tạo cuốn hút làm tăng mức độ hiểu biết về thuế như tổ chức các hội nghị giải đáp vướng mắc, các hội thảo chuyên đề, hướng dẫn trả lời qua điện thoại, cung cấp địa chỉ website của Tổng cục Thuế, của cục thuế Bình Dương. Phối hợp với các cơ quan tuyên truyền như đài truyền hình, đài phát thanh tại Dĩ An, các báo viết để tuyên truyền pháp luật về thuế dưới dạng các bài cổ động, phổ biến kiến thức, các ấn phẩm cung cấp miễn phí cho doanh nghiệp tìm hiểu pháp luật thuế để doanh nghiệp có thể theo dõi được dễ dàng.
Ba là, Chi cục thuế Dĩ An cần phối hợp Cục thuế Bình Dương kiểm soát, nâng cao chất lượng của các buổi tuyên truyền, hổ trợ, cung cấp thông tin cho đối tượng nộp thuế, đảm bảo các hoạt động cung cấp dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế kịp