Mục tiêu :
1. Trình bày được triệu chứng chắp, lẹo và cách xử trí. 2. Trình bày được triệu chứng, phân độ mộng và cách xử trí.
3. Trình bày được cơ chế sinh quặm và phân độ quặm, cách xử trí quặm, ưu nhược điểm của các phương pháp mổ quặm.
4. Thao tác được các bước khám và chẩn đoán chắp, lẹo, mộng, quặm trên bệnh nhân.
Nội dung: A. Chắp, lẹo 1. Chắp
1.1. Nguyên nhân
Do viêm tuyến meibomius của sụn mi
1.2. Triệu chứng:
- Cảm thấy vướng ở mi chớp mắt khó.
- Khám thấy: ở mi xuất hiện một u nhỏ, có thể bằng hạt đậu, hạt ngơ, sờ nắn thấy chắc, không đau. Vùng sưng không đỏ, Nếu lật mi lên sẽ thấy đối diện với vùng sưng có màu xám. Chắp khơng dính vào da mi.
1.3. Tiến triển
Chắp khơng bao giờ gây ung thư hố. Khi mới xuất hiện nó nhỏ và tiến triển chậm. Có thể giữ ngun kích thước trong vài năm, có thể teo nhỏ đi nhưng cũng có khi phát triển to lên gây mủ tạo thành chắp bội nhiễm, trên lâm sàng ngồi các triệu chứng trên ta cịn thấy thêm: Sưng nóng, đỏ, đau…
1.4. Xử trí
- Chắp nhỏ khơng gây cảm giác khó chịu thì để nguyên, khuyên bệnh nhân day, xoa hàng ngày để tự khỏi (dùng ngón trỏ day trên da mi có chắp).
- Chắp to gửi đến cơ sở chuyên khoa đế trích chắp.
2. Lẹo
2.1. Nguyên nhân
Lẹo là một áp xe của tuyến bờ mi (zeiss)
2.2. Triệu chứng
- Bệnh nhân thấy mi sưng, đau nhức ở một vùng trên mi, sờ thấy nóng.
- Kết mạc nhãn cầu, mi phù nề, cương tụ, có khi phịi ra ngồi khe mi, mắt nhắm khơng kín, da mi vùng viêm tấy đỏ, tuỳ theo lẹo to, nhỏ mà mức độ phù nề, tấy đơ nhiều hay ít. Khoảng 3 ngày sau thấy rõ điểm mủ trắng, khi mủ thoát ra khỏi bờ mi thì các triệu chứng đau nhức giảm, lẹo hay tái phát, có khi mọc thành chuỗi dọc bờ mi.
2.3. Xử trí
- Lẹo mới xuất hiện nên chườm nóng ngày 4 - 5 lần, mỗi lần khoảng 15 phút. - Lẹo xưng to nên dùng kháng sinh uống cho lẹo thu gọn lại.
- Lẹo có mủ khu trú thì gửi tới cơ sở có chun khoa để chích. Nếu lẹo tụ vỡ nên chích nạo hết chất nhân để phòng lẹo tái phát.
Chú ý: Phương pháp chích chắp, chích lẹo sinh viên sẽ được hướng dẫn và kiến tập trên bệnh nhân.