I. Chấn thương mắt
6. Chẩn đốn tật khúc xạ hình cầu
Chẩn đốn tật khúc xạ hình cầu có 2 phương pháp:
6.1. Phương pháp chủ quan (Dondes):
Phương pháp này đơn giản, thuận tiện vì nó chỉ cần một hộp kính và một bảng thi lực.
Tuy nhiên chỉ dựa vào chủ quan của bệnh nhân nên còn chưa thật chính xác, do khơng loại trừ được sự điều tiết của mắt. Phương pháp này thường được dùng ở tuyến cơ sở.
6.2 Phương pháp khách quan:
- Soi bóng đơng tử (Streak retinoscopy): người đo có thể xác định chính xác tình trạng khúc xạ của mắt với kính soi bóng đồng tử bằng cachs chiếu khe sáng của máy ngang qua đồng tử rồi quan sát bóng hồng phản chiếu qua các thấu kính có cơng suất khác nhau. Phương pháp này đòi hỏi phương tiện và điều kiện phức tạp hơn nên ít được áp dụng.
- Đo khúc xạ tự động (Autorefrato meter): là một phương pháp khách quan chính xác để chẩn đốn tật khúc xạ. Nhưng vì máy đắt tiền nên cịn chưa được sử dụng rộng rãi.
7. Điều trị
7.1. Nguyên tắc thử kính:
- Biện nhân ngồi cách bảng thị lực 5m - Độ chiếu Sáng của bảng thị lực là 100 lux
- Nếu thử trong buồng tối phải để bệnh nhân thích nghi khoảng 10 - 15 phút. Phải thử kính lân lượt từng mắt một, khi thử mắt nọ phải bịt mắt kia. Sau đó mới thử kính 2 mắt.
7.2. Phương pháp thử kính và chọn kính:
- Đối tượng thử kính: những trường hợp thị lực từ 7/10 trở xuống, thử kính lỗ cho bệnh nhân thấy thị lực tăng (thường tăng 3/10 trở lên mới có giá trị), ta có thể nghĩ đến thị lực giảm do tật khúc xạ và cần thử kính cho bệnh nhân
- Cách thử: Cho thử lần lướt từ số kính nhỏ nhất, đến số kính lớn nhất đạt thị lực cao nhất. Thử tiếp đến khi ở số kính tiếp theo mà thị lực giảm đi, dừng lại đế chọn kính và ghi đơn kính. Các số ừinh thường chênh nhau 0,25 - 0,5 đi ốp. Kính hội tụ được quy định đánh dấu (+), Kính phân kỳ được quy định đánh dấu (-). Ví dụ: Bệnh nhân A có thị lực 2 mắt là 5/10, cho thử kính lỗ thị lực tăng 10/10.
+ Bước 1: hỏi xem bệnh nhân nhìn gần rõ hơn hay cả nhìn xa và gần đều khơng rõ.
Nếu nhìn gần rõ hơn thường là bị cận thị. Ta nên thử kính phân kỳ trước, nếu qua kính phân kỳ thị lực khơng tăng ta chuyển thử kính hội tụ. Nếu cả hai loại kính trên thị lực khơng tăng thì phải cho thử kính loạn thị.
* Bệnh nhân thử kính phân kỳ, cho thử lần lượt từng số kính, kết quả: - 0,25 điốp thị lực = 5/10 - 0,50 điốp thị lực = 7/10 - 0,75 điốp thị lực = 10/10 - 100 điốp thị lực = 10/10 - 125 điốp thị lực = 8/1 0
Ta chọn số kính cận thị cho bệnh nhân theo nguyên tắc chọn số kính phân kỳ thấp nhất đạt thị lực cao nhất: chọn số kính 0,75 điốp .
* Bệnh nhân thử kính hội tụ: cho thử lần lượt từng số kính, kết quả: + 0,25 điố thị lực = 5/10
+ 0 50 điốp thị lực = 7/10 + 0,75 điốp thị lực = 10/10 + 1 00 ới ốp thị lực = 1 0/1 0 + 1 25 điốp thị lực = 8/1 0
Ta chọn số kính viễn thị cho bệnh nhân theo nguyên tắc chọn số kính hội tụ cao nhất đạt thị lực cao nhất: chọn số kính + 1,00 điốp .
+ Bước 3: sau khi thử kính xong, ta chọn số kính phù hợp cho vào gọng kính để bệnh nhân đeo trong thời gian 30 phút. Nếu nhìn rõ khơng có biểu hiện chống váng chóng mặt thì đó là số kính phù hợp, ta ghi đơn kính cho bệnh nhân. Kính đeo giữa hai mật độ chênh lệch khúc xạ không quá 3 điốp, nên cho mắt nhẹ đủ số kính, mắt nặng hơn giảm số kính.
- Chú ý: thử kính đọc sách (kính lão) cho những người cao tuổi, thường từ 40 tuổi trở lên. Cho bệnh nhân thử kính hội tụ từ sồ nhỏ nhất đến số phù hợp nhất để nhìn rõ chữ nhỏ bình thường ở khoảng cách 30 - 35 cm. Sau khi chọn kính cho từng mắt, ta cho kính vào gọng để bệnh nhân đeo trong thời gian 30 phút khơng có biểu hiện chống váng, chóng mặt thì kính đó là phù hợp, ta ghi đơn kính cho bệnh nhân.
7.3. Điều trị bằng thuốc:
- Giảm điều tiết. Thuốc liệt điều tiết
- Giảm co thắt đồng tủ: Dãn đồng tử bằng Tropicol, Homatropin - Tăng cường dinh dưỡng: Vitamin A, C, E, D, Can xi, Tobicom.
- Với bệnh cận nặng nên cho uống thêm dầu cá, philatốp, và dùng các thuốc giãn mạch như Vitamin PP, Divascol...
7.4. Điều trị bằng phẫu thuật:
Có nhiều phương pháp phẫu thuật được áp dụng: - Phẫu thuật tăng cường độ rắn chắc của củng mạc.
- Từ 1972, Fyodorov, đã rạch giác mạc hình nan hoa để chữa cận thị
- Ở Việt Nam, phẫu thuật Laser excimer để chữa cận thị được áp dụng từ 1990.
Hiện nay, trên thế giới đang có nhiều phương pháp phẫu thuật mới để điều trị tật khúc xạ.