I. Chấn thương mắt
2. Triệu chứng lâm sàng 1 Bỏng mắt do nóng
2.1. Bỏng mắt do nóng
Khi tác nhân có sức nóng như lửa, khói, nước sơi, dầu rán... tác động vào mắt, lập tức mi mắt sẽ nhắm lại để che chở cho nhãn cầu nên bỏng mắt thường nhẹ. Cần khám một cách hệ thống để đánh giá mức độ bỏng toàn thân. Điều trị toàn thân là chủ yếu, điều trị tại mắt chỉ là phối hợp. Tra mắt thuốc kháng sinh và những thuốc có tác dụng tăng cường dinh dưỡng.
2.2. Bỏng mắt do bức xạ
Có nhiều bệnh cảnh lâm sàng khác nhau.
Có thể gặp bỏng mắt do tia γ, tia X ở những bệnh nhân được điều trị tia xạ những khối u vùng hàm mặt, những nạn nhân của những vụ nổ hạt nhân hoặc rị rỉ phóng xạ từ lị phản ứng của nhà máy điện nguyên tử.
Tổn thương mắt thường rất nặng. Giác mạc khô nhuyễn do các tế bào sinh trưởng, tái tạo giác mạc đều bị tia xạ tiêu diệt. Sau đó là tổn thương bội nhiễm gây hoại tử, thủng giác mạc dẫn đến nhiễm trùng tổ chức nội nhãn. Cuối cùng thường phải bỏ nhãn cầu.
2.2.2. Bỏng mắt do tia laser
Tia laser ngày nay được áp dụng một cách rộng rãi trong sản xuất công nghiệp, trong quân sự và trong y học. Bản chất của laser là một chùm ánh sáng đơn sắc mang năng lượng (Light Aplification by Stimulated Emission of Radiation), nó có khả năng xun qua những mơi trường trong suốt. Khi đến lớp biểu mô sắc tố của võng mạc chùm tia laser bị hấp thụ, năng lượng ánh sáng (quang năng) chuyển thành nhiệt năng gây bỏng làm đông đặc protein trong tế bào và làm chết tế bào. Sau đó các tế bào xơ sẽ phát triển thay thế để lại tổ chức sẹo.
Khi ta nhìn lâu vào Mặt Trời, trong những dịp có nhật thực, mắt sẽ hấp thụ một lượng lớn những tia sáng mang năng lượng và hậu quả là sau đó bệnh nhân thấy mắt tối sầm, chảy nhiều nước mắt, khám mắt thấy vùng võng mạc trung tâm phù dày lên. Cuối cùng tổn thương để lại sẹo dẫn đến ám điểm trung tâm trong thị trường.
2.2.3. Bỏng mắt do tia cực tím (tia tử ngoại)
Tia cực tím có ở những nơi nhiều ánh nắng như ở bãi biển, trên những ngọn núi tuyết, hoặc được phát ra từ ánh sáng hồ quang và thậm chí cả từ một vài loại đèn được sử dụng chiếu sáng sân khấu.
Sau khi tiếp xúc với một lượng lớn tia cực tím khoảng 2 – 6 giờ bệnh nhân thấy hai mắt đau nhức dữ dội, nước mắt chảy nhiều, cảm giác chói mắt, sợ ánh sáng, khơng mở được mắt. Khám thấy mi mắt co quắp, giác mạc tổn thương nông, bắt màu fluorescein dày đặc nhưng khơng có tổn thương đáy mắt.
Xử trí bằng tra thuốc tê bề mặt 5 phút/ 1lần cho đến khi bệnh nhân mở được mắt tự nhiên. Sau đó băng kín mắt với thuốc mỡ kháng sinh cho mắt nghỉ ngơi, tránh những tiếp xúc cơ giới. Biểu mơ giác mạc sẽ tái tạo hồn tồn sau 24 giờ.
2.3. Bỏng mắt do hoá chất
Bệnh cảnh lâm sàng của bỏng mắt do hoá chất rất phong phú, tuỳ thuộc vào nồng độ của hoá chất gây bỏng, thời gian được đưa đến bệnh viện và trình độ xử trí sơ cứu tại hiện trường.
Bỏng mắt do axit thường gặp ở những cơ sở sản xuất ắc quy, mạ kim loại, đôi khi là do bị người khác cố ý tạt axit vào mắt. Bỏng do xút thường gặp ở những cơ sở sản xuất đồ nhơm, nấu xà phịng. Bỏng do vôi hay gặp trong sinh hoạt hoặc trong xây dựng. Bỏng do benzen có thể gặp ở cơ sở sản xuất cao su. Tất cả những hố chất trên đều có thể là tác nhân gây bỏng trong các tai nạn ở phịng thí nghiệm.
2.3.1. Triệu chứng cơ năng
Ngay sau tai nạn bệnh nhân thấy đau buốt hoặc cay xè trong mắt. Đồng thời mắt nhìn mờ hẳn đi, không nhận ra người thân và cảnh vật xung quanh. Những dấu hiệu kèm theo thường thấy là chảy nước mắt giàn giụa, chói mắt, sợ ánh sáng, khơng mở được mắt.
2.3.2. Triệu chứng thực thể
Cần khám mắt một cách hết sức khẩn trương. Sẽ khám mắt một cách tỷ mỷ, đánh giá các tổn thương một cách đầy đủ sau khi tiến hành sơ cứu, hoá chất trong mắt đã được loại trừ.
a) Mi mắt
Nếu bỏng mắt do axit đậm đặc mi mắt thường tổn thương rất nặng, da mi hoại tử, cháy sém, có khi hoại tử sâu tồn bộ chiều dày mi. Nếu bỏng mắt do axit nồng độ trung bình hoặc do chất kiềm hay do các loại hoá chất khác mi mắt thường tổn thương nhẹ hơn, da mi phỏng rộp hoặc tấy đỏ. Nhẹ hơn nữa chỉ thấy da mi tái nhợt đi.
Co quắp mi là dấu hiệu thường thấy chứng tỏ có tổn thương của giác mạc kèm theo.
b) Kết mạc
Có nhiều tổn thương mức độ khác nhau:
– Tổn thương nhẹ: kết mạc cương tụ xung huyết, nhìn mắt có màu đỏ.
– Tổn thương trung bình: kết mạc phù vừa phải, ít khi phù mọng phịi ra ngồi khe mi. – Tổn thương nặng: kết mạc phù và xuất huyết. Xuất huyết chứng tỏ sự thiếu máu của tổ chức do tắc mạch hoặc tổn thương thành mạch.
– Tổn thương đặc biệt nặng: kết mạc bị hoại tử. Dùng kim hoặc kéo rạch kết mạc không thấy đau và chảy máu (dấu hiệu Amsler).
c) Giác mạc
Tổn thương bỏng trên giác mạc cũng có bốn mức độ như trên kết mạc:
– Tổn thương nhẹ: tổn thương nông ở biểu mô, giác mạc bắt màu fluorescein rải rác. – Tổn thương trung bình: cũng chỉ là tổn thương nơng nhưng rộng hơn mức độ trên. Biểu mô trợt thành đám rộng bắt màu fluorescein. Khi biểu mơ bong tồn bộ nếu khám khơng kỹ có thể nhầm là thử nghiệm fluorescein âm tính.
– Tổn thương nặng: tổn thương đã sâu đến nhu mô. Giác mạc phù đục, màng descemet giãn ra tạo thành những nếp nhăn.
– Tổn thương đặc biệt nặng: giác mạc đục trắng như sứ, không quan sát được tiền phòng và mống mắt nữa.