I. Chấn thương mắt
5. Điều trị bỏng mắt 1 Nguyên tắc chung
5.1. Nguyên tắc chung
Nguyên tắc cơ bản khi xử trí cấp cứu một trường hợp bỏng mắt là phải ngay lập tức loại trừ tác nhân gây bỏng ra khỏi mắt, sau đó mới tiến hành những động tác điều trị khác.
5.2. Xử trí sơ cứu
Rửa mắt thật nhiều nước và kéo dài bằng bất kỳ nguồn nước sạch nào sẵn có tại hiện trường để làm giảm nồng độ chất gây bỏng trong mắt. Thời gian rửa mắt phải kéo dài tối thiểu là 15 phút cho một mắt. Riêng đối với bỏng mắt do vôi cần kiểm tra và lấy hết vôi cục trong mắt trước khi rửa mắt.
Cần tuyệt đối tránh:
– Dùng các nguồn nước đã bị ô nhiễm để rửa mắt vì sẽ gây nhiễm trùng mắt, dẫn đến loét thủng giác mạc.
– Dùng axit để trung hoà bazơ và ngược lại: làm như vậy sẽ gây bỏng hỗn hợp, giúp hoá chất ngấm rộng ra và vào sâu hơn.
Sau khi rửa mắt nếu có điều kiện có thể cho bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh và giảm đau rồi nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế có chun khoa mắt.
5.3. Xử trí tại chun khoa mắt
Cần đo pH mắt ngay lập tức. Nếu pH chưa trung tính phải tiếp tục rửa mắt bằng dung dịch đẳng trương đến khi pH = 7. Nếu thấy tổn thương đã ngấm sâu có thể rửa mắt liên tục bằng cách nhỏ giọt vào mắt qua hệ thống dây truyền. Đồng thời phải tiến hành rửa sạch lệ đạo tránh viêm dính về sau.
Tra mắt thuốc kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng, ưu tiên dùng thuốc mỡ để hạn chế dính mi cầu. Dùng kháng sinh tồn thân khi bỏng nặng.
Tra Atropin đề phịng dính mống mắt vào mặt trước thể thủy tinh. Ngày tra 2 lần, mỗi lần 1 giọt. Chú ý bịt lỗ lệ tránh thuốc xuống miệng gây ngộ độc ở trẻ em.
Phịng dính mi cầu: tra mỡ kháng sinh vào cùng đồ trên và dưới, day nhiều lần trong ngày hoặc đặt khuôn chống dính vào ngày thứ 2 – 3 sau bỏng.
Tăng cường dinh dưỡng kết giác mạc: tra mắt các chế phẩm có vitamin nhóm A, B, C hoặc tiêm huyết thanh tự thân dưới kết mạc. Tăng cường khẩu phần ăn giàu protein và vitamin. Uống nhiều nước để thải trừ chất độc.
Dùng thuốc giảm đau và an thần theo đường tại chỗ và toàn thân. Áp dụng tâm lý liệu pháp, an ủi, động viên bệnh nhân.
5.4. Phẫu thuật cấp cứu
Phẫu thuật cấp cứu được chỉ định cho những trường hợp bỏng rất nặng, rửa mắt không thể loại trừ hết hố chất gây bỏng.
– Chọc rửa tiền phịng: Thường áp dụng cho những trường hợp bỏng kiềm nhằm làm thoát các chất gây bỏng đã ngấm vào tiền phịng khơng cho chúng ngấm sâu hơn.
– Phẫu thuật Passow – Poliak: Khi kết mạc phù nhiều do hoá chất ngấm vào rồi đọng lại dưới kết mạc, cần rạch kết mạc hình nan hoa ở bốn góc phần tư giữa các cơ trực để chất độc dưới kết mạc thoát ra.
– Phẫu thuật Doenig: Chỉ định khi kết mạc hoại tử nặng khơng cịn khả năng hồi phục. Sau khi cắt bỏ hết phần kết mạc đã hoại tử lấy niêm mạc môi hoặc màng nhau thai vá vào vùng kết mạc đã cắt bỏ.
5.5. Điều trị biến chứng và di chứng bỏng mắt
5.5.1. Biến chứng
– Tăng nhãn áp: phẫu thuật cắt bè củng giác mạc, nên phối hợp với áp thuốc chống chuyển hố. Nếu khơng kết quả có thể đặt van dẫn lưu tiền phịng hoặc quang đơng thể mi bằng laser diode 810nm.
– Đục thể thủy tinh: lấy thể thuỷ tinh ngoài bao và đặt thể thuỷ tinh nhân tạo nếu điều kiện cho phép.
– Thủng giác mạc: khâu phủ kết mạc hoặc ghép giác mạc. Nếu mắt mất chức năng có thể phải phẫu thuật múc nội nhãn.
– Viêm màng bồ đào: dùng corticosteroid và Atropin.
5.5.2. Di chứng
– Quặm mi: phẫu thuật Sapecko, lấy niêm mạc môi vá vào bờ mi.
– Dính mi cầu: tách dính mi cầu, vá màng nhau thai hoặc vá niêm mạc môi. – Tắc lệ đạo: nối thông lệ mũi, phẫu thuật Dupuy–Dutemps.
– Sẹo giác mạc: ghép giác mạc nếu điều kiện cho phép. – Khô mắt: tra nước mắt nhân tạo lâu dài.