Các nguyên nhân gây mờ mắt đột ngột

Một phần của tài liệu BỆNH CHUYÊN KHOA MẮT (Trang 48 - 50)

C. Quặm 1 Định nghĩa

3. Các nguyên nhân gây mờ mắt đột ngột

3.1. Mờ mắt do các tổn hại thấy được ở đáy mắt

3.1.1. Tắc động mạch trung tâm võng mạc

– Là bệnh cấp cứu, nguyên nhân do bệnh nhiễm trùng, bệnh tim mạch... Cơ chế có thể do tổn thương thành mạch, co thắt mạch hoặc do tắc mạch vì huyết khối, huyết tắc.

– Triệu chứng: thị lực giảm đột ngột, mắt không đỏ, không đau nhức.

Soi đáy mắt: vùng võng mạc thuộc động mạch tắc bị phù trắng, hồng điểm có màu đỏ thẫm (dấu hiệu hồng điểm anh đào).

– Cần điều trị cấp cứu bằng các thuốc giãn mạch (divascol, nitroglyxerin) sau đó tìm ngun nhân để điều trị. Cần điều trị sớm ngay từ những giờ đầu, tuy vậy tiên lượng bệnh rất nặng.

Ngồi ra cịn có thể tắc nhánh động mạch gây ảnh hưởng thị lực ít nhiều.

3.1.2. Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc

– Nguyên nhân thường do bệnh cao huyết áp, nhiễm trùng, tim mạch... Cơ chế do chèn ép từ ngoài vào, do tổn thương thành mạch hoặc tắc mạch do huyết khối, huyết tắc.

– Triệu chứng: thị lực giảm trong vài ngày, mắt không đỏ, không đau nhức. Soi đáy mắt thấy tĩnh mạch trung tâm giãn to, phình từng đoạn, vùng đĩa thị có những đám xuất huyết, xuất tiết (hình ảnh miệng núi lửa phun).

Bệnh có ba thể lâm sàng: thể phù, thể thiếu máu và thể hỗn hợp; xác định bằng chụp mạch huỳnh quang Fluorescein, tiên lượng nặng ở những thể có thiếu máu võng mạc.

– Biến chứng: có thể gặp biến chứng tăng sinh tân mạch, xuất huyết dịch kính, bệnh glơcơm tân mạch...

– Điều trị nguyên nhân, tiêu máu, tăng tưới máu võng mạc, điều trị quang đông laser võng mạc, áp lạnh đông, điều trị biến chứng...

Hình 5.4. Viêm thị thần kinh cấp

– Nguyên nhân: thường do nhiễm trùng, viêm xoang.

– Triệu chứng: thị lực giảm nhanh, thường có ám điểm trung tâm. Mắt thường không đỏ và không đau nhức.

Soi đáy mắt: Phù đĩa thị và võng mạc quanh đĩa thị, có thể có xuất huyết, xuất tiết, tĩnh mạch cương tụ, bờ đĩa thị mờ.

– Điều trị nguyên nhân, chống viêm, giảm phù.

3.1.4. Bong võng mạc

– Nguyên nhân: Thoái hoá võng mạc chu biên, cận thị nặng, chấn thương, các bệnh gây tăng sinh dịch kính võng mạc...

– Triệu chứng: Lúc đầu có thể thấy triệu chứng chớp sáng trước mắt, nhìn mọi vật biến dạng, thị lực giảm, thị trường thay đổi.

– Soi đáy mắt: Ánh đồng tử có màu xám nhạt tương ứng vùng bong, võng mạc bong lồi ra phía trước có khi thành múi, các mạch máu uốn theo các múi. Có thể thấy vết rách võng mạc, co kéo dịch kính võng mạc...

– Điều trị bằng phẫu thuật, mục đích hàn gắn vết rách, tháo dịch dưới võng mạc, ấn độn củng mạc hoặc cắt dịch kính ấn độn võng mạc từ phía trong bằng khí nở hoặc dầu silicon.

.3.1.5. Bệnh Eales

Viêm thành tĩnh mạch xuất huyết ở người trẻ, nguyên nhân chưa rõ, có thể liên quan đến nhiễm khuẩn lao.

Thành tĩnh mạch kém bền vững hay gây vỡ mạch, xuất huyết vào buồng dịch kính làm mất thị lực đột ngột. Xuất huyết dịch kính trong bệnh Eales hay bị tái phát dẫn đến tăng sinh dịch kính võng mạc. Bệnh thường kết thúc bằng glơcơm tân mạch và mù lồ nếu khơng được điều trị.

– Điều trị: điều trị nhiễm khuẩn lao nếu có. Tại mắt, điều trị bằng quang đơng laser, áp lạnh đông, phẫu thuật cắt dịch kính, phẫu thuật điều trị glơcơm tân mạch...

3.2.1. Bệnh thị thần kinh sau nhãn cầu cấp

– Do viêm, nhiễm độc (cồn metylic, ethambutol...), nguyên nhân tổn thương ở xa cực sau nhãn cầu nên không thấy biểu hiện bất thường ở đĩa thị.

– Thị lực giảm nhanh, hay có ám điểm trung tâm.

– Chẩn đốn bằng chụp X quang, chụp cộng hưởng từ, đo sắc giác.

3.2.2. Mù do hystery

– Thường gặp ở phụ nữ trẻ.

– Thường mờ cả hai bên, phản xạ đồng tử vẫn cịn. – Chẩn đốn sau khi loại trừ các nguyên nhân khác.

3.2.3. Mù do chấn thương, tổn thương vùng vỏ não

Xảy ra sau một chấn thương ở vùng chẩm, bệnh nhân bị mù nhưng ở nhãn cầu khơng thấy có tổn hại gì. Thị lực có thể hồi phục một phần hoặc bệnh để lại di chứng vĩnh viễn.

Một phần của tài liệu BỆNH CHUYÊN KHOA MẮT (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)