Tiên triển và biến chứng 1 Tiến triển

Một phần của tài liệu BỆNH CHUYÊN KHOA MẮT (Trang 59 - 60)

I. Chấn thương mắt

3. Tiên triển và biến chứng 1 Tiến triển

3.1. Tiến triển

Tiến triển tuỳ từng loại tác nhân gây bỏng. Axit là chất có tính oxy hố cao, khả năng ăn mòn mạnh nên tổn thương thường rất rộng, tuy nhiên axit lại có đặc tính làm đơng vón protein tạo nên bức tường bảo vệ khơng cho hố chất thấm vào sâu tạo nên tổn thương tối đa ngay từ đầu. Với chất bazơ thì ngược lại, khả năng ăn mịn của bazơ khơng cao nên có những vị trí chất bazơ khơng phá huỷ được lớp biểu bì ở ngồi da nên khơng gây bỏng cho mi mắt, vì vậy tổn thương do bazơ thường khơng rộng như do axit. Nhưng một khi đã vào trong mắt chất bazơ sẽ dễ dàng phá vỡ lớp biểu mơ của kết mạc và giác mạc vì lớp này khơng chắc chắn như biểu bì của da mi. Sau đó chất bazơ tiếp tục ngấm qua giác mạc gây những tổn thương trong tiền phịng, thể thuỷ tinh, dịch kính và võng mạc. Tổn thương này vẫn cứ tiếp tục xảy ra trong những ngày tiếp theo rất khó tiên lượng.

Bỏng nhẹ thị lực có thể hồi phục hồn tồn hay gần như hoàn toàn. Bỏng nặng sự hồi phục chậm và kém hơn, để lại nhiều biến chứng và di chứng.

3.2. Biến chứng của bỏng mắt

– Thủng giác mạc: do hố chất ăn mịn, do nhiễm trùng cơ hội. – Viêm màng bồ đào: thường gặp sau bỏng do chất kiềm.

– Tăng nhãn áp thứ phát: rất khó điều trị vì kết mạc bị bỏng xơ hố khơng tạo được sẹo bọng sau phẫu thuật lỗ rò.

– Đục thể thủy tinh: mổ lấy thể thuỷ tinh khi mắt đã hồn tồn n ổn và nếu tiên lượng có thể cải thiện thị lực.

3.3. Di chứng của bỏng mắt

Bỏng mắt để lại nhiều di chứng rất phức tạp, nhiều khi không thể khắc phục được: – Mi mắt: sẹo co kéo gây lộn mi, lơng quặm, lơng xiêu, địi hỏi phải phẫu thuật. – Lệ đạo: tắc lệ đạo.

– Dính mi–cầu: hình thành cầu xơ dính chặt kết mạc nhãn cầu với kết mạc mi làm cho cả mi mắt và nhãn cầu đều không cử động được.

– Sẹo giác mạc: làm giảm hoặc mất thị lực. Có thể ghép giác mạc về sau nếu điều kiện cho phép.

– Tân mạch giác mạc: mạch máu vùng rìa cùng những tế bào xơ và tế bào biểu mô của kết mạc xâm nhập vào giác mạc làm giác mạc mờ đục và biến dạng.

– Khô mắt: do tổn thương các tuyến lệ phụ.

– Teo nhãn cầu: là hậu quả cuối cùng. Nếu nhãn cầu đã teo nhưng vẫn kích thích, đau nhức kéo dài thì có chỉ định bỏ mắt.

Một phần của tài liệu BỆNH CHUYÊN KHOA MẮT (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)