Ảnh hưởng của dòng EOF đến tốc độ của các ion trong quá trình điện di

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định một số beta agonist bằng phương pháp điện di mao quản (Trang 28 - 30)

Do vậy, để có được hiệu quả tách cao cần tìm được dịng EOF có cường độ phù hợp với chất phân tích, có nghĩa là phải tối ưu hóa các điều kiện của q trình điện di.

1.4.2. Dung dịch đệm pH và pha động trong phương pháp điện di mao quản

Dung dịch đệm quyết định độ linh động điện di của các chất phân tích. Do yếu tố pH, loại dung dịch đệm mà trong đó, các ion và phân tử axit hay bazơ trong thành phần của dung dịch đệm góp phần tạo nên lực ion của chúng. Hơn nữa, chúng cũng ảnh hưởng đến độ tan, tốc độ phản ứng của các chất [6].

Bảng 1.1. Các chất thường dung làm pha động trong CE và giá trị pK của chúng [5]

1.4.3. Nguồn điện thế cao

Quá trình điện di trong mao quản chỉ xảy ra khi có nguồn thế V một chiều nhất định đặt vào hai đầu mao quản. Thế V này tạo ra lực điện trường E và dịng điện I trong mao quản, nó điều khiển và duy trì sự điện di của các chất.

Trong điện di mao quản, điện thế V một chiều thường được dùng để đặt vào hai đầu mao quản là từ 15 - 40 kV/1m, hay là từ 150 – 550 V/1cm mao quản. Tuy nhiên, thế V được dùng phải làm sao khơng cho dịng điện I quá lớn trong mao quản, dòng điện I này chỉ nên nằm trong vùng từ 10 – 75 µA. Việc chọn điện thế V là bao nhiêu tùy thuộc vào bản chất của chất phân tích, chất nền của mẫu, giá trị pH của pha động điện di…[8]

1.4.4. Kỹ thuật bơm mẫu trong phương pháp điện di mao quản

Trong điện di mao quản có ba phương pháp thường dùng nạp mẫu phân tích vào trong mao quản, bao gồm:

- Phương pháp thủy động lực học dùng áp suất - Phương pháp thủy động lực học theo kiểu xiphông - Phương pháp điện động học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định một số beta agonist bằng phương pháp điện di mao quản (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)