Tỷ lệ đói nghèo của hai bản Dầu và Bản Ĩt Nọi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chi trả dịch vụ môi trường rừng và sinh kế cộng đồng trường hợp nghiên cứu tại xã chiềng cọ, thành phố sơn la, tỉnh sơn la (Trang 38)

Theo thống kê tại Bảng 2.2 của bản Ót Nọi và bản Dầu cho thấy, dân số của hai bản đều tăng, tỷ lệ hộ giàu nghèo tại bản Dầu khơng có sự thay đổi nhiều, ngược lại tại bản Ĩt Nọi có sự thay đổi đáng kể của thành phần hộ giàu từ 58 hộ giàu năm 2010 xuống còn 26 hộ năm 2013. Sự thay đổi này cũng thể hiện ở thành phần nghèo thì giảm đi và hộ gia đình trung bình thì tăng lên so với năm 2010.

Nhìn vào biểu đổ có thể thấy, số hộ giàu ở bản Ĩt Nọi chiếm 26,24%, trong khi đó ở bản Dầu chiếm 15,18%; số hộ khá, hộ nghèo tương đối đồng đều. Điều này cho thấy, tình hình kinh tế của người dân ở xã tương đối ổn định, khơng có biến động nhiều, tuy các tiêu chí phân loại giàu nghèo có khác nhau, ở Ĩt Nọi cho thấy giá trị tài sản và thu nhập có cao hơn so với giá trị tài sản và thu nhập của bản Dầu. Thu nhập cao nhất của bản Ót Nọi là từ 10-15 triệu đồng cho người nghèo và 100-150 triệu đồng/năm cho người giàu, trong khi đó ở bản Dầu mức thu nhập cao nhất cho người nghèo dưới 10 triệu đồng và thu nhập cao nhất cho người giàu cũng chỉ mới là 50 triệu đồng. do điều kiện nghiên cứu chưa cho phép để nghiên cứu được sâu hơn về sự chênh lệch này nhưng theo suy luận của tác giả thì có thể là vì bản Dầu là một bản ở xa trung tâm xã nhất, điều kiện đi lại khó khăn hơn, nên việc tiếp cận thông tin kỹ thuật hiện đại trong việc canh tác hoặc tiếp cận với thị trường còn thấp. Một điểm nữa là tại bản Dầu, 100% là dân tộc Thái, khơng có dân tộc khác, nên cũng có thể việc giao lưu học hỏi kinh nghiệm về phát triển kinh tế bị hạn chế.

Cơ cấu sử dụng đất tại hai bản

Bảng 2.5 về cơ cấu sử dụng đất của hai bản cho thấy, ở bản Dầu có tổng diện tích đất tự nhiên là 298 ha, trong đó có 170 ha đất nơng nghiệp, chiếm 57% và đất rừng là 100 ha, chiếm 33,6%, còn lại đất chuyên dùng chiếm 0,71% và đất chưa sử dụng chiếm 1,7%.

Bản Ĩt Nọi có tổng diện tích đất tự nhiên 350,76 ha, trong đó đất nơng nghiệp 100,7 ha, chiếm 28,7%, đất rừng 246,16 ha, chiếm 70,1%, còn lại 0,77% đất chuyên dùng, 0,34% đất chưa sử dụng. Ta thấy giữa hai bản có sự khác nhau về cơ cấu sử

dụng đất rất lớn. Đây là thế mạnh riêng của mỗi bản sẽ được phân tích trong phần kết quả tác động đến nguồn lực tự nhiên tại Chương 3.

Bảng 2.5. Cơ cấu sử dụng đất tại hai bản

TT Hạng mục Bản Dầu Diện tích (ha) Bản Ĩt Nọi Diện tích (ha) Tổng diện tích đất tự nhiên 298 350,76 I Đất nông nghiệp 170 (57%) 100,7 (28,7%) 1 Đất nương rẫy 160 100

2 Đất trồng cây ăn quả 4,2 60

3 Đât trồng lúa nước 5.8 4

II Đất rừng 100 (33,6%) 246,16 (70,1%)

1 Rừng Phòng hộ 50 224

2 Rừng sản xuất, và rừng trồng 50 22,16

III Đất chuyên dùng 2,12 (0,71%) 2,7 (0,77%)

IV Đất chưa sử dụng 5 (1,7%) 1,2 (0,34%)

Nguồn: [Điều tra thực địa năm, 2014]

2.2. Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành chủ yếu trong giai đoạn từ tháng 03 năm 2014 đến tháng 11 năm 2014, với những nội dung chủ yếu sau:

- Tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển chính sách PFES;

- Tìm hiểu hiện trạng việc thực hiện PFES tại xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La;

- Phân tích các tác động của PFES đến các nguồn lực sinh kế cộng đồng địa phương;

- Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hồn thiện chính sách trong việc tăng hiệu quả phát triển sinh kế cộng đồng theo hướng bền vững.

2.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp luận

Trong nghiên cứu này, tác giả lập luận rằng, PFES sẽ tác động đến việc cải thiện sinh kế của cộng đồng. Đó là sự tác động qua lại giữa bên được hưởng các dịch vụ môi trường và bên cung cấp dịch vụ mơi trường. Vì vậy, tác giả sử dụng cách tiếp cận hệ thống và khung sinh kế bền vững để áp dụng cho việc phân tích trong nghiên cứu này.

Tiếp cận hệ thống: Cách xem xét đối tượng trong hệ thống như một hệ tồn vẹn

phát triển động, trong q trình hình thành và phát triển thông qua giải quyết những mâu thuẫn bên trong, do những tương tác hợp quy luật giữa các thành tố của hệ. Cách tiếp cận hệ thống sẽ được sử dụng để xem xét và phân tích các mối quan hệ liên đới trong hệ thống các cơ chế chính sách về PFES theo các cấp độ, từ trung ương đến địa phương (trung ương  cấp tỉnh  cấp huyện  cấp xã  cấp thôn) và các mối quan hệ giữa các tác động của chính sách đến các nguồn lực sinh kế của cộng đồng. Nếu một hệ thống chính sách vận hành tốt, sẽ tác động tốt đến các nguồn lực sinh kế phát triển một cách công bằng và bền vững, ngược lại, nếu một trong những mắt xích của hệ thống chính sách vận hành kém hiệu quả, sẽ tác động đến sự bền vững của các nguồn lực sinh kế, dẫn đến sinh kế không bền vững. Để có thể xem xét một cách trực quan hơn xem Hình 2.3.

Nguồn: [Điều tra và phóng vấn của tác giả, 2014]

Hình 2.3. Sơ đồ mơ phỏng các bên liên quan thực hiện chính sách PFES

Dựa trên sơ đồ, tác giả đã nghiên cứu sự tác động từ các cơ quan quản lý từ trung ương đến địa phương đến chính sách PFES; từ chính sách PFES sẽ tác động đến các bên cung ứng và sử dụng dịch vụ. Bên sử dụng dịch vụ bao gồm các công ty thủy điện, nước sạch và du lịch, ngoài ra cịn có một nhóm đối tượng sử dụng dịch vụ khác như khai thác du lịch, một bộ phận hưởng lợi từ cảnh quan... Vườn quốc gia, ban quản lý rừng là các cơ quan quản lý chủ yếu của bên cung ứng dịch vụ. Công ty lâm nghiệp, cộng đồng và hộ gia đình được giao rừng và khoán bảo vệ rừng là những thành tố góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, duy trì và phát triển các dịch vụ. Ngồi ra, cịn có các đối tượng khác như các doanh nghiệp đầu tư góp tiền cho việc trồng và duy trì phát triển rừng.

Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung phân tích mối tác động qua lại giữa các cấp quản lý thực hiện chính sách PFES tới cộng đồng, hộ gia đình địa phương tại Sơn La, thực hiện chính sách PES trên cộng đồng thơn. Tác giả chỉ chú trọng phân tích

mối quan hệ tác động tới sinh kế, cụ thể là, tác động đến 5 nguồn lực trong khung sinh kế cộng đồng thôn tại xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. Để có thể phân tích cụ thể hơn về tác động đến sinh kế, hiểu thế nào là sinh kế bền vững, tác giả đã vận dụng cách tiếp cận Khung phân tích sinh kế bền vững của DFID năm 2001. PFES là một chính sách được triển khai nhằm cải thiện sinh kế, bảo vệ và phát triển bền vững thông qua bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Nghiên cứu này coi việc chi trả dịch vụ mơi trường rừng là một thực tiễn có tác động rất quan trọng tới sinh kế của các chủ rừng. Chi trả dịch vụ môi trường rừng sẽ tác động vào nguồn lực tài chính và kéo theo các thay đổi trong các nguồn lực khác của khung sinh kế.

Khung sinh kế bền vững

Khung sinh kế là một công cụ được xây dựng nhằm xem xét một cách toàn diện tất

cả các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sinh kế của cộng đồng, đặc biệt là các cơ hội hình thành nên chiến lược sinh kế của cộng đồng. Đây là cách tiếp cận toàn diện, nhằm xây dựng các lợi thế hay chiến lược đặt cộng đồng làm trung tâm trong q trình phân tích. Mặc dù có rất nhiều tổ chức khác nhau sử dụng khung phân tích sinh kế và mỗi tổ chức có mức độ vận dụng khác nhau, nhưng nhìn chung, Khung sinh kế bền vững có những thành phần cơ bản giống nhau (xem Hình 2.4).

Nguồn: [DFID, 2001].

Thành phần cơ bản của khung phân tích sinh kế gồm các nguồn vốn (tài sản), tiến trình thay đổi cấu trúc, ngữ cảnh thay đổi bên ngoài, chiến lược sinh kế và kết quả của chiến lược của sinh kế đó.

Nguồn vốn hay tài sản sinh kế là toàn bộ năng lực vật chất và phi vật chất mà con

người có thể sử dụng để duy trì hay phát triển sinh kế của họ. Nguồn vốn hay tài sản sinh kế được chia làm 5 loại vốn chính: vốn nhân lực, vốn tự nhiên, vốn vật chất, vốn tài chính và vốn xã hội (Hình.2.4).

Vốn nhân lực (human capital): Vốn nhân lực là khả năng, kỹ năng, kiến thức làm

việc và sức khỏe, giúp con người theo đuổi những chiến lược sinh kế khác nhau, nhằm đạt được kết quả sinh kế hay mục tiêu sinh kế của họ. Đối với cộng đồng địa phương sống gần rừng và được chia khoán bảo vệ rừng, nguồn vốn nhân lực biểu hiện ở khía cạnh trình độ nhận thức, hiểu biết thơng tin về quản lý, bảo vệ rừng và chất lượng lao động trong cộng đồng. Vốn nhân lực là điều kiện cần để có thể sử dụng và phát huy hiệu quả bốn loại vốn khác.

Vốn tự nhiên (natural capital): Vốn tự nhiên là các nguồn tài nguyên thiên nhiên

như đất, nước… mà cộng đồng có được hay có thể tiếp cận được, nhằm phục vụ cho các hoạt động và mục tiêu sinh kế của cộng đồng. Nguồn vốn tự nhiên thể hiện khả năng sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên để tạo ra thu nhập, phục vụ cho các mục tiêu sinh kế của họ. Đây có thể là khả năng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng cuộc sống của cộng đồng từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nguồn vốn tự nhiên thể hiện quy mô và chất lượng đất đai, nguồn nước, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên thủy sản và nguồn khơng khí. Ở nghiên cứu này, vốn tự nhiên là quy mô và chất lượng tài nguyên rừng được đánh giá cụ thể qua việc hạn chế cháy rừng, tăng diện tích và chất lượng rừng, nâng cao các dịch vụ rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học và từ đó có thể nâng cao mức sinh kế cho cộng đồng tại địa phương.

Vốn vật chất (physical capital): Vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản và

chất thể hiện ở cả cấp cơ sở cộng đồng, đó chính là cơ sở hạ tầng nhằm hỗ trợ cho sinh kế của cộng đồng, gồm hệ thống điện, đường, trường, trạm, hệ thống cấp nước và vệ sinh môi trường, hệ thống tưới tiêu và hệ thống chợ, hệ thống phòng cháy rừng. Đây là phần vốn vật chất hỗ trợ cho hoạt động sinh kế phát huy hiệu quả.

Vốn tài chính (financial capital): Vốn tài chính là nguồn tài chính mà người ta sử

dụng nhằm đạt được các mục tiêu trong sinh kế. Các nguồn đó bao gồm nguồn dự trữ hiện tại, dòng tiền theo định kỳ và khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng từ bên ngoài, như từ người thân hay từ các tổ chức tín dụng khác nhau. Nghiên cứu này coi nguồn vốn tài chính là khoản tiền được trợ cấp cho cộng đồng, quỹ bảo vệ và phát triển rừng chi trả cho cộng đồng cung ứng các dịch vụ môi trường, nhằm hỗ trợ cho cộng đồng cải thiện sinh kế, hỗ trợ các hộ nghèo tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống, duy trì và phát triển dịch vụ môi trường rừng.

Vốn xã hội (social capital): Vốn xã hội là một loại tài sản sinh kế, nó nằm trong các

mối quan hệ xã hội (hoặc các nguồn lực xã hội) chính thể và phi chính thể mà qua đó, người dân có thể tạo ra cơ hội và thu được lợi ích trong q trình thực thi sinh kế. Nguồn vốn xã hội không chỉ thể hiện ở trạng thái hiện tại, mà còn thể hiện khả năng thay đổi trong tương lai. Chính vì thế, khi xem xét vốn, con người khơng chỉ xem xét hiện trạng các nguồn vốn sinh kế, mà cần có sự xem xét khả năng hay cơ hội thay đổi của nguồn vốn đó như thế nào ở trong tương lai. Ở nghiên cứu này, nguồn vốn xã hội được thể hiện qua mối quan hệ giữa chính sách và thực hiện chính sách (thơng qua việc các cơ quan thực hiện chính sách đào tạo tập huấn cho cộng đồng địa phương), mối quan hệ giữa cộng đồng với cơ quan thực hiện chính sách, các cơ hội được tiếp cận với các nguồn vốn trợ cấp của các quỹ PFES.

Khung sinh kế cũng nhấn mạnh tiến trình và cấu trúc (structure and processes). Đây là các yếu tố thể chế, tổ chức, chính sách và luật pháp xác định hay ảnh hưởng khả năng tiếp cận đến các nguồn vốn, điều kiện trao đổi của các nguồn vốn và thu nhập từ các chiến lược sinh kế khác nhau. Những yếu tố trên có tác động thúc đẩy hay hạn chế đến các chiến lược sinh kế. Chính vì thế, sự hiểu biết về các cấu trúc, tiến

trình có thể xác định được những cơ hội cho các chiến lược sinh kế thơng qua q trình chuyển đổi cấu trúc.

Thành phần quan trọng thứ ba của Khung sinh kế là kết quả của sinh kế (livelihood outcomes). Kết quả sinh kế là cải thiện phúc lợi của con người hay cộng đồng, nhưng có sự đa dạng về trọng tâm và sự ưu tiên, cải thiện về mặt vật chất, tinh thần của con người như xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập hay sử dụng bền vững và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Cũng tùy theo mục tiêu của sinh kế, mà sự nhấn mạnh các thành phần trong sinh kế cũng như những phương tiện để đạt được mục tiêu sinh kế giữa các tổ chức, cơ quan sẽ có những quan niệm khác nhau.

Để đạt được các mục tiêu, sinh kế phải được xây dựng từ một số lựa chọn khác nhau, dựa trên các nguồn vốn và tiến trình thay đổi cấu trúc của họ. Chiến lược sinh kế là sự phối hợp các hoạt động và lựa chọn mà cộng đồng sử dụng để thực hiện mục tiêu sinh kế của họ, hay đó là một loạt các quyết định nhằm khai thác hiệu quả nhất nguồn vốn hiện có. Đây là một q trình liên tục, nhưng những thời điểm quyết định có ảnh hưởng lớn lên sự thành công hay thất bại đối với chiến lược sinh kế. Đó có thể là lựa chọn trong việc thay đổi cách quản lý rừng cộng đồng, cải thiện các năng lực quản lý rừng và bảo vệ rừng, sự bắt đầu đối với một hoạt động mới, thay đổi sang một hoạt động mới hay thay đổi quy mô hoạt động.

Trong khung sinh kế, yếu tố bên ngồi có tác động đến sinh kế là ngữ cảnh dễ bị tổn thương. Đó chính là những thay đổi, những xu hướng và tính mùa vụ. Những nhân tố này con người hầu như khơng thể điều khiển được trong ngắn hạn. Vì vậy, trong phân tích sinh kế, khơng chỉ nhấn mạnh hay tập trung lên khía cạnh người dân sử dụng các tài sản như thế nào để đạt mục tiêu mà phải đề cập được ngữ cảnh mà họ phải đối mặt và khả năng họ có thể chống chọi đối với những thay đổi trên hay phục hồi dưới những tác động trên.

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu

1. Hồi cứu các thông tin thứ cấp

Tác giả đã tham khảo các bài báo, báo cáo khoa học, các luận văn, luận án, chuyên đề trong và ngồi nước liên quan đến chính sách PES, bao gồm những thơng tin cơ bản, loại hình, các chính sách liên quan, mối liên hệ giữa PES và nghèo đói, số liệu về kinh tế, xã hội, tình hình áp dụng thí điểm PFES của khu vực nghiên cứu. Dựa trên phân tích những thơng tin này, tác giả đã rút ra những vấn đề chưa được nghiên cứu làm tiền đề cho nghiên cứu của mình. Nội dung của các tài liệu thu thập được được tác giả dùng để tham khảo và so sánh với nghiên cứu của mình. Các tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chi trả dịch vụ môi trường rừng và sinh kế cộng đồng trường hợp nghiên cứu tại xã chiềng cọ, thành phố sơn la, tỉnh sơn la (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)