Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý rừng theo phân cấp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chi trả dịch vụ môi trường rừng và sinh kế cộng đồng trường hợp nghiên cứu tại xã chiềng cọ, thành phố sơn la, tỉnh sơn la (Trang 56 - 59)

Còn cơ cấu tổ chức quản lý PFES, hơi khác so với tổ chức quản lý thực hiện chính sách giao đất giao rừng, tuy nhiên, về mặt quản lý cũng được phân thành 5 cấp như hệ thống quản lý tài nguyên rừng ở Việt Nam, nhưng khác một điều, cơ quan thực

hiện là Quỹ Bảo vệ và Phát triển Rừng, là một tổ chức riêng biệt mới được thành lập, vừa quản lý nguồn tiền do bên sử dụng dịch vụ chi trả, vừa đảm nhiệm chức năng thực hiện chi trả tiền cho bên cung cấp dịch vụ, có chức năng tồn quyền quyết định việc thu chi cho các đối tượng liên quan, nhưng vẫn nằm trong hệ thống quản lý của Nhà nước theo ngành dọc từ cấp trung ương tới địa phương.

Quỹ Bảo vệ và Phát triển Rừng tỉnh Sơn La được thành lập theo Quyết định 1535/QĐ-UBND ngày 08/6/2009 của UBND tỉnh nhằm quản lý và thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trường cho cộng đồng thôn bản. Tỉnh Sơn La hiện đã phát triển được 11 quỹ chi nhánh cấp huyện, riêng thành phố Sơn La do QBVPTR của tỉnh quản lý và thực hiện.

Giai đoạn 1 là giai đoạn thí điểm QBVPTR của tỉnh mới được thành lập, cơ chế vận hành cịn mới mẻ, nên việc chi trả thơng qua các chi nhánh huyện và nhờ đến sự can thiệp đến cấp xã, thông qua ban quản lý xã.

Ban quản lý xã bao gồm các thành viên nằm trong thành phần cán bộ chủ chốt của xã như chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, thành viên gồm có cán bộ lâm nghiệp, kiểm lâm địa bàn, kế toán, cán bộ địa chính, chủ tịch hội nơng dân, bí thư đoàn xã, và trưởng bản.

Chức năng của ban quản lý xã là tham mưu cho QBVPTR về diện tích và chất lượng rừng, làm cơ sở cho việc chi trả trong giai đoạn thí điểm.

Cơ cấu tổ chức được thể hiện qua sơ đồ ở Hình 3.2. Trong hình, các đường mũi tên nét liền biểu thị sự liên quan của bên sử dụng dịch vụ môi trường trả tiền phải chi trả cho bên cung cấp dịch vụ môi trường thông qua cơ quan ủy thác là QBVPTR, đường nét đứt biểu thị sự quản lý theo ngành dọc. Đường mũi tên hai đầu biểu thị sự liên quan giữa các ngành không phải ngành dọc.

Ghi chú: Quan hệ theo ngành dọc Quan hệ khơng theo ngành dọc

Nguồn: [Phóng vấn thực địa, 2014]

Hình 3.2. Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý về PFES tại tỉnh Sơn La trong giai đoạn thí điểm

Nhưng sau đó đến giai đoạn 2, chương trình thực hiện chi trả thí điểm kết thúc, lúc này QBVPTR chỉ thực hiện phân theo 4 cấp: trung ương, cấp tỉnh, chi nhánh cấp huyện và cộng đồng thôn bản. Giai đoạn này ban quản lý cấp xã khơng cịn nữa, mà chỉ có chức năng tư vấn và lập hồ sơ về diện tích và chất lượng rừng của các cộng đồng và hộ gia đình trình lên chi nhánh cấp huyện, chi nhánh huyện trình lên cho QBVPTR xét duyệt chi trả trên sự kiểm tra và rà sốt diện tích và chất lượng rừng của bên kiểm lâm, dựa trên chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện trong các

chính sách giao đất giao rừng trước đó, cụ thể là chính sách giao đất giao rừng theo Nghị định 163/NĐ-CP năm 2001 được rà soát lại vào năm 2005. Đến nay, cơ chế quản lý của PFES đã được rút gọn lại theo sơ đồ Hình 3.3. Chỉ có QBVPTR Sơn La chịu trách nhiệm chi trả trực tiếp tới các cộng đồng và hộ gia đình thơng qua báo cáo diện tích rừng từ các trưởng bản, gửi lên UBND xã và UBND xã trình lên QBVPTR xem xét phân bổ ngân sách thông qua chi nhánh ủy thác của cấp huyện. Ngành kiểm lâm sở tại kiểm tra rà sốt chất lượng và diện tích rừng (Hình 3.3)

Nguồn: [Phóng vấn thực địa, 2014]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chi trả dịch vụ môi trường rừng và sinh kế cộng đồng trường hợp nghiên cứu tại xã chiềng cọ, thành phố sơn la, tỉnh sơn la (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)