Mức tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Chiềng Cọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chi trả dịch vụ môi trường rừng và sinh kế cộng đồng trường hợp nghiên cứu tại xã chiềng cọ, thành phố sơn la, tỉnh sơn la (Trang 66 - 68)

Năm Hạng mục Toàn xã Bản Dầu Bản Ĩt Nọi

2009- 2010

Diện tích rừng chi trả DVMT (ha)

2.227,23 225,61 246,16

Số tiền được chi trả (đồng) (%/tổng) 306.551,610 (0,54%) 31.309,335 (10,2%) 27.815,628 (9,0%) 2011- 2013 Diện tích rừng chi trả DVMT (ha) 2.227,23 225,61 246,16

Số tiền được chi trả (đồng) (%/tổng) 480.890,000 (0,23%) 48.892,000 (10,1%) 34.189,148 (7,1%)

Nguồn: [UBND xã Chiềng Cọ, 2013; thống kê thực địa tại bản Dầu và bản Ót Nọi

Mức chi năm 2009, Quỹ đã chi trả cho xã Chiềng Cọ với diện tích 2.227,23 ha rừng trên tổng diện tích rừng của xã là 2.351,2 ha. Số tiền chi trả là 306.551.610 đồng trong năm 2010, trong đó, đã chi trả cho 8 cộng đồng, 14 nhóm hộ và 193 hộ gia đình cá nhân. Cũng từng ấy diện tích, cộng đồng, nhóm hộ và hộ gia đình, nhưng năm 2012-2013, Quỹ đã chi trả cho xã 480.890.610 đồng.

Bảng 3.2. cho thấy, hai bản khơng có thay đổi về diện tích, nhưng lượng tiền chi trả lại tăng lên; tăng lên về số lượng, nhưng lại giảm tỷ lệ % so với tổng số tiền thu được từ xã do quỹ cấp tỉnh cấp, bản Dầu giảm tương đương 0,1% và bản Ót Nọi giảm 2%. Lý do giảm ở đây là do có đánh giá chất lượng rừng giảm. Nhưng đánh giá chất lượng rừng dựa vào yếu tố nào thì cộng đồng được hưởng khơng được biết. Kết quả thảo luận nhóm tại bản Ĩt Nọi và bản Dầu cho thấy rõ điều này. Người dân cho biết, họ không quan tâm và cũng không biết gì về việc họ được chi trả bao nhiêu, tính tốn như thế nào. Cộng đồng thơn bản cũng khơng có tiếng nói trong việc rà soát, kiểm tra chất lượng rừng, mà chỉ biết được nhận tiền chi trả từ danh sách về các lô rừng của họ và số tiền chi trả được xã áp xuống. Ở bản Ót Nọi, Trưởng bản đại diện nhận và ký thay vào tất cả số tiền chi trả cho bản, trong khi đó ở bản Dầu lại do các trưởng cụm của lô rừng nhận.

3.2. Tác động của PFES lên các nguồn lực sinh kế cộng đồng

3.2.1. Tác động đến nguồn lực con người

Từ khi xã Chiềng Cọ thực hiện thí điểm chính sách PFES, ý thức của cộng đồng được nâng lên, góp phần vào cơng tác phòng cháy rừng và bảo vệ rừng được tốt hơn. Một cán bộ kiểm lâm của thành phố Sơn La cho biết, từ khi người dân nhận và sử dụng những đồng tiền từ cơng bảo vệ rừng, nên có trách nhiệm hơn, các trường hợp vi phạm giảm nhiều, nên công tác bảo vệ rừng nhiều năm gần đây đã có chuyển biến tích cực. Nghiên cứu của Hồng Thị Thu Thương [2011] cũng cho thấy, người dân cộng đồng Chiềng Cọ từ khi tham gia dự án PFES đã mạnh dạn hơn trong việc tố giác sai phạm, góp phần cùng lực lượng kiểm lâm kịp thời nắm bắt tình hình và ngăn chặn các hành vi chặt phá, xâm hại đến rừng.

Thảo luận nhóm phụ nữ tại cộng đồng hai bản Dầu và bản Ót Nọi cho thấy, khi tham gia PFES, chị em phụ nữ trong thôn bản đã cùng tham gia ký tên vào sổ bìa xanh về quản lý và bảo vệ rừng, ký kết hợp đồng vay vốn tại các ngân hàng xã hội và tham gia quyết định một số vấn đề trong gia đình cũng như ngồi xã hội. Như vậy, PFES góp phần cải thiện vai trò của phụ nữ, nâng cao bình đẳng giới trong cộng đồng. Còn về việc thay đổi việc làm cho người dân trong cộng đồng không được người dân đánh giá cao, vì khơng thấy có sự tác động nào của PFES đến vấn đề này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chi trả dịch vụ môi trường rừng và sinh kế cộng đồng trường hợp nghiên cứu tại xã chiềng cọ, thành phố sơn la, tỉnh sơn la (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)