7. Cấu trúc của luận văn
1.3. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
1.3.1. Trên thế giới
Trên thế giới cũng đã dần xuất hiện những báo cáo về đánh giá hiệu quả và tác động của PES đến sinh kế của cộng đồng dân cư tại các điểm thực hiện PES và đã bước
đầu có những nhận định sâu hơn, như nhận định ban đầu của Landell-Mills và Porras (2002) cho rằng, “PES là một phương thức tiếp cận có khả năng làm giảm sự suy thối mơi trường và giảm nghèo tại vùng nông thôn” [Landell-Mills and Porras, 2002]. Các nhận định này sau đó hai năm đã được các tác giả khác phân tích và đánh giả cụ thể hơn và chỉ đồng tình một vế về nâng cao hiệu quả của cơng tác quản lý tài nguyên thiên nhiên, chứ không thực sự là một cơ chế để giảm nghèo. [Pagiola và nnk., 2005]. Sau đó ba năm, một nghiên cứu khơng phân tích đến khía cạnh tăng giảm về tài nguyên, mà chỉ phân tích đến khía cạnh giảm nghèo, cho rằng việc thực hiện PES không luôn mang lại kết quả về giảm nghèo, vì lý do những hộ nghèo có thể sẽ khơng có cơ hội tự nguyện tham gia chương trình PES, nếu số tiền chi trả PES không bù đắp được các chi phí cơ hội cho việc thay đổi sử dụng mảnh đất theo yêu cầu [Wunder et al., 2008]. Và một ý kiến khác đã bổ sung và nhấn mạnh, không chỉ người nghèo, mà cả những người cung cấp dịch vụ môi trường cũng có thể khơng tham gia được vào chương trình này, do quyền sở hữu đất không đảm bảo, hoặc khoảng đất rừng của họ quá nhỏ, hoặc thiếu tiếp cận tín dụng để đầu tư vào các hoạt động như trồng rừng [Grieg-Gran et al., 2005]. Như vậy, qua các kết quả nghiên cứu trên cho thấy, chương trình PES đã thực sự tác động làm giảm khả năng suy thối mơi trường, nhưng chưa thực sự tác động đến sinh kế và làm giảm đói nghèo cho cộng đồng.