Các mức tác động của chính sách PFES đến nguồn lực tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chi trả dịch vụ môi trường rừng và sinh kế cộng đồng trường hợp nghiên cứu tại xã chiềng cọ, thành phố sơn la, tỉnh sơn la (Trang 70)

TT Hạng mục tiêu chí

Bản Dầu Bản Ót Nọi

Mức HL Điểm số Mức HL Điểm số 1 Tăng diện tích rừng cho cộng

đồng

KHL 1 KHL 1

2 Tốc độ phát triển rừng, tăng độ che phủ rừng

KHL 1 KHL 1

3 Giảm thiểu xói mịn đất KHL 1 HL 5

4 Tài nguyên nước HL 5 HL 5

5 Đa dạng sinh học KHL 1 HL 5

Đây là những lý do làm độ che phủ rừng ngày càng giảm. Điều này cũng trùng khớp với những đánh giá nhận xét của cộng đồng được thể hiện tại Bảng 3.4. Do diện tích rừng và độ che phủ của rừng giảm, các tiêu chí cịn lại cũng giảm theo vì các tiêu chí này phụ thuộc rất nhiều vào diện tích rừng và độ che phủ của rừng.

Trong Bảng 3.4, duy nhất có tiêu chí về nước là được dân cả hai bản đánh giá hài lịng, có thể là do hiện nay có nhiều phương tiện giúp người dân khai thác nước hiệu quả hơn (máy bơm, đường ống nhựa chất lượng cao...).

Tóm lại, chính sách PFES nhằm quản lý bảo vệ và phát triển rừng tốt hơn thông qua cơ chế tài chính để bù đắp cho những người cung cấp dịch vụ, nhưng trên thực tế người dân không hài lòng với tác động của dự án đến việc gia tăng diện tích rừng, nghĩa là PFES chưa giúp làm tăng diện tích rừng ở hai bản, khơng như những gì người dân mong đợi.

3.2.3. Tác động đến nguồn lực tài sản, vật chất Bảng 3.5. Các mức tác động của chính sách PFES đến Bảng 3.5. Các mức tác động của chính sách PFES đến nguồn lực tài sản vật chất TT Hạng mục tiêu chí Bản Dầu Bản Ót Nọi Mức HL Điểm số Mức HL Điểm số

1 Giao thông công cộng RHL 10 KHL 1

2 Nhà cộng đồng và các cơng trình cơng cộng khác

HL 5 KHL 1

3 Đóng góp vào xây trường học và trạm y tế

KHL 1 KHL 1

4 Cơng trình điện và nước KHL 1 KHL 1

5 Cơ sở vật chất cộng đồng (chiêng cồng, các dụng cụ phục vụ cho văn hóa…)

RHL 10 HL 5

Đối với chính sách PFES, rừng cung cấp dịch vụ gián tiếp thông qua cơ chế kinh tế giúp người bảo vệ rừng có được một khoản tiền bù đắp những công sức mà họ bỏ ra để bảo vệ, góp phần tăng tài sản vật chất trong cộng đồng.

Kết quả trong Bảng 3.5 cho thấy, có sự khác biệt rõ rệt trong đánh giá của người dân ở hai bản. Dân bản Dầu rất hài lòng với tác động của PFES đến giao thông công cộng và cơ sở vật chất cho cộng đồng; hài lòng với nhà cộng đồng; và khơng hài lịng với đóng góp xây trường học và trạm y tế, cơng trình điện nước. Số tiền thu được từ PFES do cộng đồng bảo vệ rừng đã góp phần khơng nhỏ trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng, cải tạo một số đoạn đường kém chất lượng trong địa bàn của xã và xây dựng, mua sắm cho nhà văn hóa của bản, mà khơng cần hoặc đợi tiền đầu tư từ xã, thành phố; đóng góp trong việc sửa sang trường học và nâng cấp thiết bị y tế trong cộng đồng; đóng góp cho việc cung cấp nước sạch, góp phần xây dựng vào hệ thống cấp nước cho nơng nghiệp. Ngồi ra, số tiền từ PFES của cộng đồng còn được sử dụng cho mục đích tổ chức các buổi họp, tuyên truyền về PFES và từ đó nhận thức của người dân về bảo vệ rừng được cải thiện đáng kể (theo kết quả đánh giá của người dân).

Trong khi đó, dân bản Ĩt Nọi chỉ hài lịng với một số cơ sở vật chất PFES mang lại, cịn các tiêu chí khác đều đánh giá khơng hài lịng.

3.2.4. Tác động tới nguồn lực tài chính

Các cộng đồng, nhóm hộ tại hai bản nhận được số tiền chi trả dịch vụ môi trường cao hơn các chương trình dự án trước đây (chương trình 327 và 661), nhưng vẫn cịn q ít. Với số tiền đó khơng thể cải thiện được cuộc sống, mà chỉ cải thiện được một bữa ăn cho gia đình hoặc mua gia vị để nấu ăn (theo một hộ nông dân ở bản Dầu), hoặc chỉ đủ để mua một số món quà nhỏ để động viên tinh thần chị em phụ nữ (theo cán bộ Hội Phụ nữ của bản Dầu). Tuy nhiên qua khảo sát nhóm cộng đồng tại bản cho thấy, người dân bản Dầu đánh giá cao về thu nhập cho cộng đồng, vì khoản tiền được chi trả cho cộng đồng đã được sử dụng vào cải thiện giao thơng cơng cộng góp với dự án nông thôn mới để xây dựng đường làng (Bảng 3.6), với

nguyên tắc đóng góp của dự án nơng thơn mới là Nhà nước bỏ ra 70%, người dân góp vào 30%. Tại bản Dầu, dân đã góp 90% số tiền thu được từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường vào số tiền 30% mà họ phải đóng góp, vì vậy, người dân bản Dầu cho rằng, mức tác động của chính sách chi trả dịch vụ mơi trường là rất lớn và họ rất hài lịng về tiêu chí này.

Trong khi đó, bản Ĩt Nọi lại khơng hài lịng với tiêu chí này vì khoản tiền chi trả cho đến nay chưa đóng góp vào việc gì cụ thể cho người dân, chỉ đóng góp chút ít vào việc mua sắp một số trang thiết bị phục vụ cho nhà văn hóa cộng đồng. Chính vì vậy, những đoạn đường qua bản Ót Nọi cho đến thời điểm nhóm nghiên cứu thực địa đến (tháng 12năm 2014) vẫn là những đoạn đường đất gồ ghề, khó đi và rất xấu, nên người dân bản Ĩt Nọi coi nguồn vốn tài chính thu được từ kinh phí của PFES khơng có giá trị gì trong việc tăng nguồn vốn này cho cộng đồng.

Bảng 3.6. Các mức tác động đến nguồn lực tài chính trong cộng đồng

TT Hạng mục tiêu chí

Bản Dầu Bản Ót Nọi

Mức HL Điểm số Mức HL Điểm số

1 Thu nhập của cộng đồng RHL 10 HL 5

2 Tài chính trong việc nâng cao an

tồn lương thực KHL 1 KHL 1

3 Các khoản thu cho cộng đồng HL 5 HL 5

4 Các khoan vay và tiết kiệm của

cộng đồng HL 5 KHL 1

5 Khoản tài chính giúp xóa đói

giảm nghèo KHL 1 KHL 1

Nguồn: [Thảo luận nhóm, 2014].

Bảng 3.6 cho thấy, dân hai bản rất hài lịng hoặc hài lịng với đóng góp của PFES cho cộng đồng (tiêu chí 1, 3, 4). Tuy nhiên, họ không hài lòng với tác động của PFES đến an tồn lương thực, giúp xóa đói giảm nghèo. Họ cho rằng số tiền chi trả

vào an toàn lương thực cho cộng đồng, xóa đói giảm nghèo khơng có ý nghĩa gì và coi như khơng tác động đến nguồn lực này.

3.2.5. Tác động đến nguồn lực xã hội

Đa số những người cung cấp các dịch vụ mơi trường rừng ở Sơn La nói riêng và ở Việt Nam nói chung đều là người nghèo, sống ở vùng cao. Theo kết quả tính tốn ở trên thì mức thu nhập của người làm rừng là rất thấp, vì vậy họ khơng có cơ hội tiếp cận với đời sống văn minh, bị hạn chế trong quan hệ cộng đồng với các khu vực khác và sẵn sàng tiến hành nhiều hoạt động bất hợp pháp để có thêm thu nhập (phá rừng trồng cà phê, cao su...).

Bảng 3.7. Các mức tác động của chính sách PFES đến nguồn lực xã hội

TT Hạng mục tiêu chí

Bản Dầu Bản Ót Nọi

Mức HL Điểm số Mức HL Điểm số 1 Ổn định dân số, đảm bảo các

nguồn vốn an sinh xã hội

KHL 1 KHL 1

2 Giảm thiểu các mâu thuẫn xã hội và đóng góp vào xóa đói giảm nghèo

KHL 1 KHL 1

3 Tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng trong xã từ các tố chức xã hội, ngân hàng xã hội.

KHL 1 KHL 1

4 Sự quan tâm của tổ chức trong xã như hội phụ nữ, hội nông dân, khuyến lâm, khuyến nông

RHL 10 HL 5

5 Tiếng nói cho người nghèo trong việc ký kết hợp đồng, và hội họp

KHL 1 HL 5

Nguồn: [Thảo luận nhóm, 2014].

Nhưng PFES mang đến cho người làm rừng (đặc biệt là người nghèo) cơ hội cải thiện đời sống vật chất, tiếp cận với nhiều điều mới mẻ và có cơ hội tiếp xúc cũng

như học hỏi kỹ năng tiên tiến trong mỗi buổi họp, tuyên truyền phổ biến về PFES. Do vậy, người nghèo có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong tiến trình đàm phán hợp đồng, thực hiện chính sách để đảm bảo quyền lợi của mình cũng như sẽ giảm thiểu các mâu thuẫn xã hội. Ngoài ra, người nghèo cịn có cơ hội tăng thêm thu nhập từ rừng, đã góp phần vào cơng cuộc xóa đói giảm nghèo.

Qua thảo luận nhóm tại hai bản cho thấy, PFES đã không giúp được họ nhiều. Chính sách đã giúp họ được một số tiền đóng góp vào xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng khơng làm hài lịng họ trong việc ổn định dân số, đảm bảo an sinh xã hội, cũng không giúp họ trong việc hỗ trợ những người nghèo, họ cũng không được tiếp cận vay vốn xã hội để đầu tư sản xuất. PFES duy nhất có tác động vào việc giúp họ được gần hơn với các tổ chức xã hội trong xã, như các tổ chức hội nông dân, khuyến nông, khuyến lâm và làm các tổ chức này quan tâm đến họ hơn.

3.3. Đánh giá chung tác động đến năm nguồn lực

Như trong phần phương pháp đã trình bày, mức độ hài lịng của người dân sẽ được quy đổi ra điểm để thể hiện mức độ tác động của PFES tới sinh kế của cộng đồng. Từ mức độ nhận xét của cộng đồng dân cư theo 3 mức 1: KHL (khơng hài lịng); 2: HL (hài lòng); và 3: RHL (rất hài lòng) được quy ra điểm số: mức 1 = 1 điểm, mức 2 = 5 điểm, mức 3 = 10. Sở dĩ tác giả chọn các mức điểm là 1, 5 và 10 là vì sự tác động của chính sách PFES đến sinh kế rất đa dạng và nhiều mức rất nhỏ, nếu chọn nấc thang điểm nhỏ thì sự thể hiện bằng biểu đồ gặp rất nhiều khó khăn cho việc phát hiện những tác động, do vậy tác giả đã chọn nấc thang rộng hơn để khi thể hiện bằng sơ đồ sẽ thấy sự tác động rõ hơn.

Điểm số của các nguồn lực sẽ là điểm trung bình cộng của nguồn lực đó, nghĩa là bằng tổng số điểm chia cho số chỉ tiêu phản ánh trong nguồn lực. Điểm số trung bình của vùng nghiên cứu chính là trung bình cộng của điểm số các nguồn lực trong khung sinh kế. Qua điểm số trung bình này, ta có thể xác định mức độ tác động của từng vùng, cụ thể trong nghiên cứu này, ta có thể xác định được mức độ tác động tại hai bản Ót Nọi và bản Dầu, xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.

Bảng 3.8. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của chính sách PFES đến các nguồn lực sinh kế của cộng đồng

TT Nguồn lực

Điểm số trung bình

Bản Dầu Bản Ĩt Nọi

1 Nguồn lực con người 5,20 4,40

2 Nguồn lực tự nhiên 1,80 3,40

3 Nguồn lực tài sản vật chất 5,40 1,80

4 Nguồn lực tài chính 4,40 2,60

5 Nguồn lực xã hội 2,80 2,60

Điểm trung bình 3,92 2,96

Nguồn: [Thảo luận nhóm, 2014].

Qua cách tính trên, đã cho ra kết quả điểm tương đương tại Bảng 3.8. Nhìn vào kết quả tại Bảng 3.8, ta thấy, điểm số trung bình của bản Dầu là 3,92 và bản Ót Nọi là 2,96. Điều này cho thấy mức độ ảnh hưởng của chính sách PFES ở bản Dầu cao hơn bản Ót Nọi, nghĩa là PFES tác động đến các nguồn lực trong sinh kế của bản Dầu nhiều hơn Ót Nọi.

Nguồn: [Thảo luận nhóm, 2014].

Hình 3.4. Sự tác động của chính sách PFES đến năm nguồn lực sinh kế cộng đồng xã Chiềng Cọ

Kết quả này được thể hiện trong Hình 3.4 đã chỉ ra rất rõ rằng, tại bản Dầu, PFES tác động nhiều nhất vào 3 nguồn lực, đó là nguồn lực con người, nguồn lực tài sản vật chất và nguồn lực tài chính. Tại bản Ĩt Nọi, PFES tác động chủ yếu đến hai nguồn lực: đó là nguồn lực con người và nguồn lực tự nhiên.

Đặc biệt là nguồn lực tự nhiên thể hiện sự khác nhau rõ rệt. Ở bản Dầu, thể hiện sự tác động rất yếu, có nghĩa là PFES đã không làm tăng hoặc phát triển tài nguyên rừng về chất lượng cũng như diện tích; cịn bản Ĩt Nọi thể hiện tác động nhiều hơn, có nghĩa là PFES đã làm tăng vốn tài nguyên. Ngược lại, ở nguồn lực tài sản vật chất, lại thể hiện sự tác động mạnh mẽ lên nguồn vốn này, chứng tỏ rằng PFES đã tác động và làm tăng nguồn vốn này thơng qua đóng góp kinh phí vào việc làm đường, nâng cấp đường giao thông trong nội thôn, mặc dù, vấn đề này lại không được thể hiện ở bản Ót Nọi. Điều này cũng thể hiện rõ ở nguồn lực tài chính, có nghĩa là ở bản Dầu, chính sách chi trả dịch vụ môi trường hoạt động tốt và tăng nguồn vốn này tốt hơn so với bản Ĩt Nọi.

Tóm lại, chính sách chi trả dịch vụ mơi trường có ít nhiều tác động đến các nguồn lực sinh kế cộng đồng. Tại vùng gần rừng hơn và xa trung tâm hơn (bản Dầu) thì nhận được tác động nhiều hơn. Tác động đến nguồn lực con người và xã hội là rõ ràng và mạnh mẽ nhất. Đã có tác động đến nguồn lực tự nhiên, tài sản vật chất và tài chính, song mức độ tác động khác nhau trong các điều kiện khác nhau. Mục tiêu của chính sách PFES là cải thiện nguồn lực tự nhiên (rừng) và nâng cao giá trị dịch vụ hệ sinh thái thơng qua cơ chế tài chính để nâng cao sinh kế. Nhưng qua kết quả nghiên cứu tại hai bản cho thấy, chính các nguồn lực này lại được tác động khiêm tốn nhất. Điều này cho thấy, chính sách PFES chưa đạt được những thàng công như mong đợi.

3.4. Đề xuất các giải pháp góp phần phát triển sinh kế bền vững

Như chúng ta đã biết, hầu hết những người cung cấp dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam nói chung đều ở vùng cao và là những hộ nghèo và nguồn thu nhập chính chủ yếu từ rừng. Dựa trên kết quả của chương trình PFES tại tỉnh Sơn La nói chung và

nghiên cứu cụ thể tại xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, tác giả xin đưa ra một số cơ sở để PFES góp phần vào cơng cuộc phát triển tài ngun rừng và cải thiện sinh kế cho cộng đồng, một trong những mục tiêu quan trọng của PFES.

3.4.1. Cơ sở pháp lý

Có các chính sách hỗ trợ ưu tiên để cộng đồng vùng sâu, vùng xa cũng có cơ hội được tiếp cận thông tin, tham gia vào giao dịch mua bán dịch vụ môi trường và được giao dịch tự nguyện trong khn khổ của pháp luật. Cần xây dựng chính sách hợp lý hỗ trợ cho những cộng đồng ở xã trung tâm hơn.

Xây dựng quy định đánh giá, giám sát việc thực hiện PFES, có tiếng nói của cộng đồng, để từ đó khuyến khích các chủ rừng cung cấp dịch vụ môi trường ngày càng tốt hơn.

3.4.2. Cơ cấu tổ chức

Hiện tại cơ cấu tổ chức quản lý quỹ chi trả dịch vụ môi trưởng đang được phân cấp quản lý theo ngành dọc, các cấp thực hiện còn mỏng, các cán bộ của quỹ mới được tuyển dụng, kinh nghiệm cịn ít, chưa tự rà sốt, tự kiểm tra diện tích cũng như chất lượng rừng được. Hiện tại, phần lớn đều dựa vào số liệu của ngành liên quan là kiểm lâm, nhưng bất cập ở đây là lực lượng kiểm lâm lại không được hưởng lợi ích gì từ chính sách, đây là sự thiệt thịi cho ngành kiểm lâm. Vì vậy, cần phải có chế độ khuyến khích ngành kiểm lâm thực hiện kiểm tra, kiểm sốt rừng tốt hơn, cơng bằng hơn cho chủ rừng, bằng việc trích kinh phí và trả thêm lương cho kiểm lâm làm thêm việc này.

Cần có quy chế trả thêm cho các tổ trưởng của các cụm trong cộng đồng để các tổ trưởng có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ rừng nâng cao hiệu quả cho công tác bản vệ và phát triển rừng tại các cộng đồng thôn bản.

3.4.3. Sinh kế bền vững

Để bảo vệ được rừng, chủ rừng (cộng đồng, hộ dân…) cần có được sinh kế bền vững, từ đó họ mới có thể yên tâm để bảo vệ rừng. Dựa vào Khung sinh kế bền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chi trả dịch vụ môi trường rừng và sinh kế cộng đồng trường hợp nghiên cứu tại xã chiềng cọ, thành phố sơn la, tỉnh sơn la (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)