7. Cấu trúc của luận văn
2.1. Địa điểm nghiên cứu
2.1.3. Kinh tế-xã hội
Dân số và tỷ lệ đói nghèo
Tổng dân số toàn xã năm 2013 là 1.002 hộ, 4.802 khẩu, trong đó 2.387 nam và 2.415 nữ, và 4 dân tộc anh em cùng chung sống Thái, Mường, Kinh và Tày. Dân số tăng 2,1% so với năm 2010, xã có 59 hộ nghèo chiếm 6% và 40 hộ cận nghèo chiếm 4% trên toàn xã (Bảng 2.1).
Bảng 2.1. Tỷ lệ đói nghèo xã Chiềng Cọ
Nhóm hộ Số hộ Tỷ lệ % Giàu 150 14,9 Khá 460 45,9 Trung bình 293 29,3 Cận nghèo 40 4,0 Nghèo 59 6,0 Tổng số 1.002 100
Nguồn: [UBND xã Chiềng Cọ, 2013]. Cơ cấu sử dụng đất
Chiềng Cọ có thể nói là một xã tương đối nhiều rừng và phong phú về thảm thực vật. Trong cơ cấu sử dụng đất của xã, có đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng (Bảng 2.2). Đất lâm nghiệp chiếm 38%, trong đó diện tích có rừng chiếm 20%, đất khơng có rừng chiếm 17,9%. Tuy nhiên ở Chiềng Cọ, đất nông nghiệp vẫn là chủ đạo, chiếm 62% so với diện tích đất tự nhiên, trong đó 60% là đất nông lâm thủy sản, 1,6% đất phi nông nghiệp và 0,2% đất chưa sử dụng.
Bảng 2.2. Cơ cấu sử dụng đất tại xã Chiềng Cọ Hạng mục Diện tích (ha) Tỷ lệ % Hạng mục Diện tích (ha) Tỷ lệ % Đất lâm nghiệp 2.351,20 38,0 Đất có rừng 1.241,70 20,0 Đất khơng có rừng 1.109,50 17,9 Đất nông nghiệp 3.842,78 62,0
Đất nông lâm thủy sản 3.729,96 60,0
Đất phi nông nghiệp 101,32 1,6
Đất chưa sử dụng 11,50 0,2
Tổng diện tích đất tự nhiên 6.193,98 100
Nguồn: [UBND xã Chiềng Cọ, 2013]. Cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thơng: có Quốc lộ 6 chạy qua địa bàn xã. Việc đi lại trên địa bàn xã rất khó khăn, đặc biệt là đoạn đường từ trụ sở UBND xã đến bản Dầu. Năm 2013, đường liên thôn bản Dầu đã được bê tơng hóa, nhưng đoạn đường đi từ bản Hôm vào bản Dầu rất xấu, mùa mưa đi lại khó khăn. Khoảng 89% số hộ có nhà ngói (900/1.002 hộ). Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sinh hoạt theo hệ thống tự chảy và trạm bơm là 92,6%. Tỷ lệ hộ được sử dụng điện lưới quốc gia là 89,5% [UBND xã Chiềng Cọ, 2013].
Một số vấn đề môi trường
Nước sinh hoạt trên địa bàn xã có nguồn từ đập nước ở bản Hua, gọi là đập Hua. Đập Hua nằm ở thung lũng gần đường đi qua bản Hơm, bản Hua, bản Ĩt Nọi và bản Dầu. Tất các các hộ dân trong xã đều dùng trực tiếp nước ở đập này để sinh hoạt, khơng qua hệ thống lọc. Điều đáng nói ở đây là đập Hua nằm ngay dưới chân các đồi trồng cây ăn quả, cà phê. Để tiết kiệm công lao động, người dân đã không ngần ngại phun thuốc diệt cỏ để diệt cỏ dại trong khu vực trồng cây cà phê. Thuốc diệt cỏ
này có thể thẩm thấu qua đất xuống nguồn nước, gây hại đối với sức khỏe con người. Ngoài ra, tất cả các chất thải sinh hoạt của các bản gần đập Hua đều được thải ra đập này [Quan sát và phóng vấn tại thực địa, 2014]
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản, dịch vụ và vận tải. Cụ thể trong từng lĩnh vực như sau: tổng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đạt 2,5 tỷ đồng năm 2010, tăng gấp 4,5 lần so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng bình qn GDP ngành nơng lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2006-2010 là 14%/năm. Xã tiếp tục đẩy mạnh mơ hình trang trại chăn ni, vườn rừng và nơng lâm kết hợp. Diện tích cây ăn quả và cây cà phê đã được mở rộng, thâm canh tăng năng suất, chất lượng, sản lượng cà phê nhân đạt 16.055,8 tấn năm 2008, năm 2013 đạt 33.770 tấn, tăng gần gấp 2,1 lần [UBND xã Chiềng Cọ, 2013].