.Độc tính trên mơ hình tế bào MCF-7 ni cấy đơn lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo khối cầu đa bào ung thư biểu mô tuyến vú dòng MCF 7 (Trang 53 - 56)

3 .KẾT QUẢ

3.3.1 .Độc tính trên mơ hình tế bào MCF-7 ni cấy đơn lớp

Chúng tơi tiến hành thử nghiệm độc tính của các hợp chất trên mơ hình ni cấy đơn lớp dịng tế bào ung thư vú MCF-7 với mục đích khu trú các chất cần thử nghiệm

Ptx và Cur với dải nồng độ của paclitaxel lần lượt là 2; 0,4; 0,08; 0,016; 0,0032 µg/ml. Kết quả thu được cho thấy ngoài thử nghiệm Cur hồn tồn khơng có độc tính thì các chất khác đều có độc tính nhất định lên tốc độ tăng trưởng của dòng tế bào ung thư vú MCF-7.

Quan sát hình có thể thấy rõ sự khác biệt trong đồ thị tăng trưởng giữa hai nhóm chất. Đường đồ thị tăng trưởng tế bào dưới tác dụng của Curcumin (Hình 20) có giá trị gần như khơng thay đổi và dao động quanh chỉ số 100±6,8% (tương đương với đối chứng sinh học). Như vậy với dải nồng độ thử nghiệm trong nghiên cứu này, có thể kết luận Curcumin ở dạng thơng thường khơng hề có độc tính lên sự sinh trưởng của dòng tế bào ung thư vú MCF-7 ni cấy đơn lớp.

Nhóm đồ thị thứ hai của bốn chế phẩm cịn lại cho thấy sự khác biệt rõ ràng khi chỉ số tăng trưởng của tế bào tại mọi điểm luôn thấp hơn 70%. Trong đó hai chế phẩm paclitaxel và paclitacel trộn curcumin thơng thường có độc tính bằng nhau khi (α = 0,01) ở các nồng độ paclitaxel tương đương (Hình 20). Khả năng ức chế tăng trưởng trên dịng tế bào MCF-7 của hai chế phẩm này ở nồng độ cao nhất đạt khoảng 36,4±0,7%. Kết quả này khẳng định thêm rằng Curcumin tham gia trong mẫu thuốc thử nghiệm hồn tồn khơng có độc tính với dịng tế bào MCF-7 dù ở dạng đơn độc hay kết hợp với paclitaxel.

Hình 20. Đường cong đáp ứng liều của dòng tế bào ung thư vú MCF -7 với các chế phẩm thử nghiệm. Giá trị tại mỗi điểm thể hiện tỉ lệ (%) tăng trưởng của tế bào được điều

trị so với đối chứng sinh học

Hai chất cho thấy có độc tính cao nhất thu được trong thử nghiệm này là paclitaxel được bọc copolymer PLA-TPGS và paclitaxel trộn Curcumin được bọc copolymer PLA- TPGS đều ở kích thước nannomet (hình 20). Khả năng ức chế sinh trưởng của hai hệ thuốc trên với nồng độ paclitaxel cao nhất là bằng nhau và đạt khoảng 60,4±0,3% (α = 0,01). Ở các nồng độ tương ứng thấp hơn, khả năng ức chế sinh trưởng của (Ptx-Cur)-Co luôn cao hơn so với (Ptx)-Co một khoảng tương ứng 7,6±1,3% (α=0,01). Nếu xét trên toàn đường cong đáp ứng liều thì khả năng ức chế sinh trưởng tế bào MCF-7 của (Ptx- Cur)-Co cao hơn so với (Ptx)-Co (α=0,05). Do đó, với nồng độ paclitaxel tương đương nhau thì có thể kết luận Curcumin được bổ sung trong trường hợp này đã làm tăng khả năng gây độc của (Ptx-Cur)-Co so với (Ptx)-Co đơn độc.

trên phần mềm GraphPad Prism 5, chúng tôi tiến hành xác định được giá trị IC50 của các hợp chất thử nghiệm và thu được kết quả như trong Bảng 9:

Bảng 9: Giá trị IC50 của các chất thử nghiệm trên dòng tế bào ung thư vú MCF-7

Chất IC50 (µg/ml) R2 (Ptx-Cur)-Co 0,41 > 0,95 (Ptx)-Co 0,75 > 0,95 Ptx 5,52 > 0,95 Ptx + Cur 6,3 > 0,95 Cur NA (không xác định)

Dựa vào bảng giá trị IC50 thu được chúng tơi khẳng định (Ptx-Cur)-Co có độc tính mạnh nhất trên dịng tế bào ung thư vú MCF-7 và lựa chọn (Ptx-Cur)-Co để thử nghiệm tiếp tục trên mơ hình khối cầu đa bào ung thư MCF-7 với thuốc đối chứng dương là Paclitaxel thương phẩm (Ebewe Pharma, Australia).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo khối cầu đa bào ung thư biểu mô tuyến vú dòng MCF 7 (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)