.Sự xâm nhập của thuốc vào bên trong khối cầu đa bào ung thư MCF-7

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo khối cầu đa bào ung thư biểu mô tuyến vú dòng MCF 7 (Trang 68 - 71)

3 .KẾT QUẢ

3.4 .Sự xâm nhập của thuốc vào bên trong khối cầu đa bào ung thư MCF-7

Curcumin thông thường tan rất kém trong nước hay môi trường nuôi cấy tạo thành các dạng tinh thể lớn (Hình 31A) trong khi được kết hợp trong hệ thuốc ở kích thước nanomet, khả năng hòa tan của curcumin tốt hơn nhiều, đồng thời tinhs chất phát huỳnh quang tự nhiên cũng khơng bị mất đi (Hình 31B). Chính vì vậy trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng curcumin như một công cụ đánh dấu cho sự có mặt của hệ thuốc nano (Ptx-Cur)-Co.

Hình 31. Khả năng phát huỳnh quang màu xanh lá cây c ủa curcumin khi được kích thích. (A) Curcumin dạng thường kết tủa trong môi trường nuôi cấy. (B) Curcumin trong

hệ thuốc ở kích thước nanomet phân tán đều trong môi trường nuôi cấy

Đối với các khối cầu điều trị với Ptx thông thường, chúng ta không thể quan sát được sự phân bố của thuốc bên trong các khối cầu (Hình 32B). Do đó, để quan sát sự xâm nhập của thuốc này vào các tế bào ung thư, người ta đã gắn thêm vào thuốc một đuôi phát huỳnh quang xanh lá cây khi được kích thích ở bước sóng 488nm. Sản phẩm này được bán với tên thương mại là Paclitaxel Oregon Green® 488 Conjugate (life technologiesTM). Nhờ khả năng phát huỳnh quang, chúng ta có thể quan sát được sự phân

bố của thuốc Paclitaxel Oregon sau 24h điều trị với các khối cầu đa bào MCF-7 như trên Hình 32C.

Hình 32. Sự phân bố của thuốc trong các khối cầu đa bào sau 24h điều trị với thuốc.

(A) Spheroid đối chứng sinh học. (B) Spheroid điều trị với Ptx. (C) Spheroid điều trị với Paclitaxel Oregon. (D) Spheroid điều trị với (Ptx-Cur)-Co. Bar=50µm

Tín hiệu màu xanh trên Hình 32D cho chúng ta hình ảnh của hệ thuốc (Ptx-Cur)- Co trên khối spheroid MCF-7. Khác với sự phân bố của Paclitaxel Oregon, hệ thuốc (Ptx- Cur)-Co cho thấy xuất hiện đồng đều tại hầu hết các vị trí của khối cầu đa bào MCF-7. Từ các lớp tế bào ở viền sinh trưởng tới các lớp trung gian và lõi hoại tử đều có thể quan sát được sự có mặt của (Ptx-Cur)-Co. Để xác định r hơn khả năng xâm nhập sâu của các thuốc thử nghiệm, chúng tôi tiến hành chụp cắt lớp các khối cầu được điều trị với Paclitaxel Oregon và (Ptx-Cur)-Co.

Hình 33. Hình ảnh chụp cắt lớp của các khối cầu được điều trị với Paclitaxel và (Ptx- Cur)-Co sau 24h. Bar=200µm

Hình 33 biểu diễn những lớp cắt ngang tại những độ sâu khác nhau (0,0µm; 44,5µm; 71,0µm và 133,5µm) của khối cầu đa bào ung thư. Với các khối spheoid được điều trị với Paclitaxel Oregon, có thế nhận thấy thuốc gần như chỉ tập trung tại lõi hoại tử của khối trên tất cả các lát cắt, lượng thuốc có mặt tại những vị trí khác rất ít. Cịn đối với các spheroid được thử nghiệm với (Ptx-Cur)-Co, sự phân bố đồng đều ở tất cả các lớp tế bào trong khối cầu của thuốc khơng đơn thuần chỉ có ở một vị trí mà có thể quan sát thấy tại hầu hết các độ sâu.

Về độc tính sau 24h, các khối được thử nghiệm với Paclitaxel Oregon gần như khơng có sự biến đổi nào về kích thước và hình thái so với đối chứng sinh học. Trong khi đó, ở các spheroid được điều trị với Ptx và đặc biệt là (Ptx-Cur)-Co, cấu trúc viền sinh trưởng chắc chắn của khối đã bắt đầu bị phá hủy, thể tích khối cũng giảm so với đối chứng sinh học (Hình 32).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo khối cầu đa bào ung thư biểu mô tuyến vú dòng MCF 7 (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)