Trong quá trình tăng trưởng của mình, spheroid dịng MCF-7 có khả năng biến dổi dần về dạng cầu dù hình dạng ban đầu khi mới hạ giọt treo khác nhiều so với dạng cầu, tạm goi là khả năng cầu hóa (Hình 17, 18).
Hình 18. Sự thay đổi tỷ lệ giữa đường kính nhỏ nhất /đường kính l ớn nhất của spheroid(a/b) theo thời gian.
Có thể nhận thấy rằng trong giai đoạn từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7-8 có sự tăng dần của tỉ số a/b đến khi đạt cực đại vào ngày thứ 9-10 (lớn hơn 0,98) thì khối spheroid duy trì dạng cầu của nó ổn định trong suốt q trình tăng trưởng cho đến khi đạt thể tích lớn nhất vào ngày thứ 20-21. Sau đó, cùng với q trình suy giảm kích thước và biến đổi hình dạng của spheroid là sự giảm dần của tỉ số a/b (Hình 18).
3.2.2.4.Sự đào thải lõi hoại tử khi khối spheroid đạt kích thước cực đại
Khi khối spheroid đã đạt đến kích thước tối đa thì nó bước vào q trình suy giảm và bắt đầu vỡ ra. Quá trình này bắt đầu bằng sự thay đổi và mất đi hình dạng cầu đặc trưng; sau đó lớp vỏ ngồi (các tế bào sống) vỡ một phần, lõi hoại tử theo chỗ vỡ bị đẩy dần ra ngồi (Hình 19). Nếu môi trường thiếu dinh dưỡng, các tế bào trong lớp vỏ sẽ tách rời ra, khối spheroid hồn tồn phân rã. Nếu mơi trường vẫn đảm bảo dinh dưỡng, lớp vỏ
0.8 0.84 0.88 0.92 0.96 1 1.04 3 7 11 15 19 23 27 Ngày tuổi Tỉ lệ a/b a/b
sẽ liên kết lại tạo thành một spheroid mới có kích thước nhỏ và sau đó khối spheroid tiếp tục tăng sinh bình thường.
Quá trình đào thải lõi hoại tử giải thích một phần sự giảm kích thước của lõi hoại tử và của cả khối spheroid trong giai đoạn sau khi chúng đạt đến thể tích cực đạị. Tuy nhiên khả năng tái tạo lại khối spheroid không cao, chiếm khoảng 60% tổng số sheroid. Đây là một đặc điểm rất thú vị của nuôi cấy 3D. Điều này cho thấy các tế bào ung thư trong khối u có khả năng thích nghi cao với các điều kiện ni cấy để duy trì sự sinh tồn và phát triển. Đây cũng sẽ là một đối tượng nghiên cứu các thuốc có khả năng ức chế sự tái tạo/tái phát triển khối u.