Bảng quy kết các tín hiệu phổ 1H-NMR của phối tử BAAE2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổng hợp và nghiên cứu phức chất kim loại chuyển tiếp của phối tử bazơ shiff có chứa nhân antracen (Trang 55 - 58)

STT δ (ppm) Độ bội Tỉ lệ tích phân Hằng số tương tác J (Hz) Quy gán 1 8,37 Singlet 1 2H (H10) 2 8,26 Duplet 2 9,0 4H (H1, H8) 3 7,96 Duplet 2 6,0 4H (H4, H5) 4 7,44 Multiplet 4 8H (H2, H3, H6, H7) 5 4,70 Singlet 2 4H (H1’) 6 3,04 Singlet 2 4H (H2’) 7 2,05 Singlet 1 2H (-NH)

Trong phổ 1H-NMR của phối tử BAAE2 (Hình 3.5) khơng thấy xuất hiện tín hiệu singlet ở 9,49 ppm là tín hiệu đặc trưng của proton nhóm imin (N=CH-). Điều này chỉ ra rằng liên kết C=N trong BAAE1 đã bị khử hóa hồn tồn. Tín hiệu singlet ở 2,05 ppm được quy gán cho proton của nhóm (-NH), tín hiệu này giãn rộng do hiệu ứng lật ngược của proton nhóm (-NH). Ngồi ra trên phổ cịn quan sát thấy khoảng cách tín hiệu giữa proton của H10 so với H1,8 xa nhau hơn trong phối tử BAAE1. Điều đó chứng tỏ rằng sự khử hóa hồn tồn nối đơi (CH=N) thành nối đơn cũng làm thay đổi độ chuyển dịch của các proton trong vòng thơm. Trên phổ

1

H-NMR của phối tử BAAE1 có 5 tín hiệu của vịng antracen nhưng đối với phổ của phối tử BAAE2 chỉ có 4 tín hiệu. Các tín hiệu của proton H2,3,6,7 trong phối tử BAAE1 trên phổ 1H-NMR xuất hiện dưới dạng hai tín hiệu triplet cịn đối với phối tử BAAE2 hai tín hiệu này chồng chập và tạo thành tín hiệu multiplet.

Tín hiệu singlet xuất hiện trên phổ 1H-NMR ở 4,51ppm của phối tử BAAE1 được quy gán cho proton H2’ (-CH2-) nhưng trong phối tử BAAE2 tín hiệu này đã bị dịch chuyển xuống trường cao hơn ở 3,04 ppm. Nguyên nhân của sự chuyển dịch trên là do proton H2’ của phối tử BAAE1 có hiệu ứng siêu liên hợp với nối đơi imin cịn trong phối tử BAAE2 thì hiệu ứng này khơng cịn nữa bởi nối đơi đã bị khử hóa thành nối đơn. Qua đây chúng tơi có thể dự đốn được sự tạo phức của hai phối tử với các ion kim loại như sau: Đối với phối tử BAAE1 do ảnh hưởng của hiệu ứng lập thể của vịng antracen cồng kềnh và nối đơi imin cứng nhắc nên kim loại rất khó đi vào do đó sự tạo phức là linh động. Đối với phối tử BAAE2 nối đơi đã bị khử hóa hồn tồn thành nối đơn thì sự tạo phức là cứng nhắc và mạnh hơn rất nhiều.

3.2. Tổng hợp và nghiên cứu phức chất

3.2.1. Tổng hợp phức chất với phối tử BAAE1

Phức chất với phối tử BAAE1 được tổng hợp từ phản ứng giữa phối tử BAAE1với muối của kim loại theo tỉ lệ mol 1:1,5. Do phối tử tan tốt trong toluen nên phản ứng được tiến hành trong dung môi này. Phản ứng được tiến hành trong điều kiện tối do trong phối tử BAAE1 có vịng antracen rất kém bền trong điều kiện ánh sáng. Các phức thu được tan tốt trong CHCl3 và kém tan trong toluen. Các phức Pd(BAAE1), Pt(BAAE1) có màu lần lượt là màu đỏ cam, màu đỏ gạch.

3.2.2. Tổng hợp phức chất với phối tử BAAE2

Phức chất với phối tử BAAE2 được tổng hợp từ phản ứng giữa muối của kim loại tương ứng với phối tử BAAE2 theo tỉ lệ mol 1:1. Do phối tử tan tốt trong CH2Cl2 nên phản ứng được tiến hành trong dung môi này. Phản ứng này cũng được

tiến hành trong điều kiện tối do phân tử BAAE2 có vịng antracen rất kém bền trong điều kiện ánh sáng.

Kết tủa khơng hình thành ngay sau khi trộn 2 dung dịch chứa phối tử và muối kim loại tương ứng mà chỉ xuất hiện khi dung môi không phân cực n-hexan được thêm vào. Các phức thu được tan tốt trong CH2Cl2và CHCl3, khó tan trong DMSO. Các phức Pt(BAAE2), Pd(BAAE2) có màu lần lượt là màu vàng nhạt, màu vàng đậm.

3.2.3. Nghiên cứu phức chất bằng phƣơng pháp IR

3.2.3.1. Nghiên cứu phức chất Pd(BAAE1), Pt(BAAE1)bằng phƣơng pháp IR

Phổ IR của phức chất Pt(BAAE1) và Pd(BAAE1) được trình bày ở Hình 3.6 và Hình 3.7.

Hình 3.7. Phổ IR của phức chất Pd(BAAE1).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổng hợp và nghiên cứu phức chất kim loại chuyển tiếp của phối tử bazơ shiff có chứa nhân antracen (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)