Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa chính và các dữ liệu phục vụ định giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng lý luận vùng giá trị đất đai theo đường phố và bản đồ địa chính vào công tác định giá loại đất ở tại khu vực phường quang trung quận hà đông TP hà nội (Trang 58 - 60)

Hình 3.16 Kết quả xây dựng giá đất thực tế đƣờng Bế Văn Đàn

3.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa chính và các dữ liệu phục vụ định giá

Để xây dựng vùng giá đất và giá trị đất đai cần sử dụng bản đồ địa chính là dữ liệu nền cơ bản, được thực hiện với các nội dung sau:

Bước đầu tiên là thực hiện việc xây dựng cơ sở nền dữ liệu địa chính. Với các dữ liệu của khu vực thực nghiệm phường Quang Trung gồm 27 mảnh bản đồ tỷ lệ 1/500. Các mảnh bản đồ đã được lưu trữ dưới dạng*.DGN.

Trong trường hợp này xem xét dữ liệu để quyết định giải pháp xây dựng CSDL nền địa chính.

Nếu các mảnh bản đồ đã được lưu trữ dưới dạng*.DGN, chưa đưa vào các thuộc tính về thửa đất trên bản đồ thì việc chuyển vào cơ sở nền dữ liệu địa chính áp dụng quy trình sơ đồ hình 3.1 đưa hệ thống dữ liệu bản đồ số địa chính vào cơ sở dữ liệu.

Sơ đồ giải pháp xây dựng CSDL nền địa chính:

Hình 3.1. Sơ đồ giải pháp xây dựng CSDL nền địa chính

Trong thực tế khu vực thực nghiệm phường Quang Trung các mảnh bản đồ đã được thiết lập các dữ liệu thuộc tính dạng text. Do vậy việc chuyển dữ liệu vào cơ sở dữ liệu nền địa chính sẽ sử dụng chức năng của phần mềm Farmis. (chuyển dữ liệu từ *.DGN về *.shap file).

Nguồn:

- Bản đồ số - Tài liệu sổ sách

Chuẩn hóa dữ liệu:

- Phân lớp các đối tượng bản đồ - Làm sạch dữ liệu

Chuyển đổi dữ liệu bản đồ:

Sử dụng AcrToolbox trong ARC_Gis

Thiết kế CSDL

Sau khi đã chuyển dữ liệu về *.shap file, ta sử dụng chức năng tạo CSDL trong Arc_catalog trong Arc_Gis để thiết lập dữ liệu gốc cho nền địa chính. Ở bước này cần thiết lập các cấu trúc dữ liệu (các trường thuộc tính) cho các đối tượng liên quan; sau đó chuyển các các dữ liệu trung gian dạng *.shap file đã chuẩn bị vào dữ liệu gốc nền địa chính. Cơ sở dữ liệu nền địa chính sẽ thể hiện tất cả các loại đất trên đại bàn theo hình 3.2 dưới đây:

Hình 3.2. Kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa chính phƣờng Quang Trung

Sau đó tiếp tục xây dựng vùng giá trị đất đai theo đường phố theo quy trình hình 3.3 dưới đây:

Hình 3.3. Quy trình xây dựng vùng giá trị đất đai theo đƣờng phố

CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH

Tách lớp giao thơng Gán tên địa danh

Hồn thiện lớp giao thông đường phố

Thành lập vùng dân cư theo đường phố

Vùng giá trị đất đai theo đường phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng lý luận vùng giá trị đất đai theo đường phố và bản đồ địa chính vào công tác định giá loại đất ở tại khu vực phường quang trung quận hà đông TP hà nội (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)