Hệ thống ao nuôi

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG kỹ THUẬT và ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế xã hội của NGHỀ NUÔI tôm CHÂN TRẮNG (penaeus vannamei boon, 1931) QUY mô NHỎ tại MÓNG cái QUẢNG NINH (Trang 55 - 56)

Trong địa bàn 10 xã, phường tại Móng Cái trên tổng số 165 hộ nuôi tôm chân trắng được điều tra, kết quả cho thấy:

* Diện tích: Diện tích ao nuôi không có sự chênh lệch nhiều giữa các hộ nuôi và vùng nuôi. Trung bình diện tích nuôi tôm chân trắng của các hộ tại Móng Cái là 1,31 ha/hộ, diện tích lớn nhất là 9,0 ha/hộ và nhỏ nhất là 0,1ha/hộ. Trung bình mỗi hộ gia đình có 2,4 ao nuôi; hộ nhiều nhất có 12 ao và ít nhất có 01 ao nuôi.

Xét về mặt khoa học nếu diện tích ao lớn, môi trường nước sẽ ổn định hơn, hiệu quả ao nuôi cao hơn, tuy nhiên nếu ao nuôi quá rộng sẽ khó khăn trong chăm sóc quản lý, ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng nuôi.

* Loại ao: Qua kết quả điều tra các hộ nuôi tôm chân trắng ở Móng Cái cho thấy hiện tồn tại chủ yếu ba loại ao nuôi: ao bê tông, ao lót bạt và ao đất. Trong đó loại ao lót bạt chiếm tỷ lệ cao nhất với 49,1%, số còn lại là những ao được lát bê tông và ao bờ đất với tỷ lệ tương ứng chiếm 26,1% và 24,8%. Ao nuôi tôm chân trắng yêu cầu phải chắc chắn để hạn chế sự biến đổi thấp nhất của môi trường nước ao nuôi, vì vậy ao được lát bê tông hoặc lót bạt là việc làm cần thiết để đáp ứng yêu cầu nêu trên và đồng thời hạn chế được công tu bổ bờ ao hàng năm. Ao được lát bê tông thường có độ bền dài hơn ao lót bạt từ 5 - 7 năm tuy nhiên với khả năng tài chính hạn chế, nhiều hộ chọn hình thức đầu tư lót bạt cho ao nuôi. Thực tế thì lót bạt cũng biện pháp tốt để chống sự xì phèn từ đáy ao và bờ ao, tránh được sói lở bờ và hơn nữa nó cũng hạn chế được việc thấm thấu nước, điều này giúp giảm chi phí bơm nước, bảo đảm được chiều sâu mực nước, dễ dàng làm vệ sinh ao nuôi, bảo vệ môi trường ao nuôi, chi phí vận hành bảo trì thấp hơn và thuận tiện cho thu hoạch.

* Chất đáy: Điều kiện nền đáy ao nuôi tôm có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước ao nuôi như ôxy hòa tan, độ trong của nước, sự phát triển của tảo, sự tạo ra các khí độc, sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh. Đáy ao tốt hay xấu phụ thuộc vào

chất đất và sự lắng tụ chất thải trong quá trình nuôi tôm mà đặc biệt là chất thải hữu cơ. Kết quả điều tra trong vùng nghiên cứu tại Móng Cái cho thấy số lượng ao có chất đáy là bùn cát chiếm 49,1%, cát bùn chiếm 40% , chất đáy là bùn có 6,7% và loại ao có chất đáy khác (sét bùn, cát sét,...) chiếm 4,2%. Như vậy có thể nói rằng chất đáy ở đây rất thuận lợi cho việc nuôi tôm chân trắng..

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG kỹ THUẬT và ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế xã hội của NGHỀ NUÔI tôm CHÂN TRẮNG (penaeus vannamei boon, 1931) QUY mô NHỎ tại MÓNG cái QUẢNG NINH (Trang 55 - 56)