Tăng cường công tác kiểm dịch con giống trước khi thả, quản lý nguồn giống nhập lậu. Tiến hành song song việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân với vấn đề kiểm dịch con giống cùng việc nâng cao năng lực quản lý, kiểm dịch giống của cơ quan chức năng trên địa bàn. Địa phương nên có chính sách hỗ trợ kiểm dịch để kích thích người nuôi đem tôm đi kiểm tra bệnh trước và trong quá trình nuôi.
Với những diễn biến phức tạp về thời tiết trong vài năm gần đây, ngành Thuỷ sản Móng Cái cần thường xuyên phối hợp với cơ quan dự báo khí tượng thuỷ văn trên địa bàn để có những thông tin thời tiết cập nhật, thông tin dự báo theo tuần, thậm chí theo tháng và theo quý để thông báo cho kịp thời cho người nuôi để người nuôi có sự điều chỉnh thíc hợp.
Từng bước vận động áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế trong nuôi tôm chân trắng như quy phạm Thực hành quản lý tốt hơn (BMP), quy phạm thực hành nuôi tốt (GAP) và Quy tắc Thực hành nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm (CoC).
Thúc đẩy việc hình thành các nhóm cộng đồng tự quản lý. Theo đó các thành viên trong nhóm phải đóng góp một khoản kinh phí để duy trì hoạt động thường xuyên của nhóm, và khi có vấn đề về dịch bệnh xảy ra ở bất kỳ ao nuôi trong vùng, tuỳ theo mức độ của bệnh sẽ được nhóm hỗ trợ để tiêu diệt bệnh kịp thời, khống chế sự lây lan.
61
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 4.1. Kết luận
1- Tôm chân trắng được du nhập vào nuôi tại TP. Móng Cái từ năm 2000 và nhanh chóng phát triển mạnh vào những năm tiếp theo trên cả phương diện diện tích và sản lượng. Diện tích nuôi tôm chân trắng năm 2009 của Móng Cái là 1.561,1 ha và đạt cao nhất vào năm 2008 với 1.565,5 ha chiếm 88,4% tổng diện tích nuôi tôm của Thành phố. Sản lượng tôm chân trắng nuôi đạt cao nhất vào năm 2008 với 2.974 tấn.
2- Năng suất tôm chân trắng cả năm và tính bình quân cho toàn vùng nghiên cứu từ năm 2003 đến năm 2009 dao động trong khoảng 1.870,9 đến 2.477,2 kg/ha. Năng suất này có giá trị đạt cao nhất trong vụ thu đông năm 2008 với 3.054,5 kg/ha.
3- Nhu cầu con giống nuôi thả khoảng một tỷ con mỗi năm, tuy nhiên nguồn cung cấp giống tôm chân trắng tại vùng nuôi Móng Cái lại chủ yếu phụ thuộc vào Trung Quốc với 82,4%, số còn lại 17,6% là từ các trại sản xuất tôm giống trong nước.
4- Trung bình một hộ nuôi tôm chân trắng tại Móng Cái có 1,31 ha diện tích ao nuôi. Hộ nhiều nhất có 12 ao và ít nhất có 01 ao. Kết cấu ao nuôi rất đa dạng với 49,1% là các ao nuôi được lót bạt, 26,1% được đổ bê tông bờ và 24,8% là các ao đất.
5- Phương thức nuôi tôm chân trắng tại Móng Cái là thâm canh và bán thâm canh. Trong đó nuôi thâm canh chiếm 57,0%. Cỡ giống thả từ PL6 - PL15, thông thường là PL8 - PL12 với mật độ nuôi dao động từ 40 đến 250 con/m2. Mật độ nuôi thông dụng nhất là 80 -120con/m2. Tuy nhiên đa phần các hộ nuôi tôm không có ao xử lý nước cấp, số lượng ao chứa nước cấp trung bình đạt 0,5 ao/hộ.
6- Các loại thuốc, hoá chất, chế phẩm sinh học cũng được sử dụng rất phổ biến trong quá trình nuôi. Với kết quả 82,4% hộ có sử dụng thuốc, 77,6% số hộ có sử dụng hoá chất và 97% hộ có sử dụng chế phẩm sinh học cho thấy nhóm sản phẩm này là rất cần thiết trong quy trình nuôi tôm chân trắng tại địa phương.
7- Trung bình một hộ nuôi tôm chân trắng tại Móng Cái có 5,6 nhân khẩu, trong đó 2,2 người thường xuyên tạo ra thu nhập cho gia đình. Trình độ văn hoá và học vấn của chủ hộ nhìn chung còn ở mức thấp. Các chủ hộ là nam giới chiếm đa số với 93,3%. Độ tuổi trung bình của chủ hộ là 47,1 với kinh nghiệm trung bình là 4,3 năm.
8- Các khó khăn thường gặp nhất trong nuôi tôm chân trắng tại Móng Cái hiện nay là vấn đề con giống, thiếu vốn và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đã có 78,8% số hộ
cho rằng họ đang gặp khó khăn về con giống, tương ứng có 66,1% và 55,2% số hộ khó khăn về vốn hoạt động và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
9- Tổng mức chi phí trung bình cho hoạt động nuôi tôm chân trắng trong một năm của một hộ là 367,78 triệu đồng năm 2008 và năm 2009 là 337,98 triệu đồng. Trong đó lớn nhất là khoản chi phí mua thức ăn, chiếm tỷ lệ tương ứng trong hai năm 2008 và 2009 là 56,76% và 53,95%.
10- Doanh thu bình quân của mỗi hộ nuôi tôm chân trắng đạt 504,60 triệu đồng năm 2008 và con số này trong năm 2009 là 471,20 triệu đồng. Qua đó lợi nhuận trung bình trong năm 2008 đạt 136,82 triệu đồng, năm 2009 đạt mức 133,22 triệu đồng/hộ.
11- Tỷ suất lợi nhuận trong năm 2008 là 37,20%, năm 2009 là 39,41%, cao hơn hẳn so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong các ngân hàng thương mại cho thấy nuôi tôm chân trắng vẫn là nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao trong việc sử dụng đồng vốn.
12- Nuôi tôm chân trắng là nghề tạo ra sinh kế và tạo ra công ăn việc làm trực tiếp cho khoảng 1.700 người mỗi năm tại Móng Cái. Đồng thời nó cũng gián tiếp tạo ra thêm nhiều việc làm xã hội thông qua việc thúc đẩy phát triển các ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan.
4.2. Đề xuất ý kiến
1- Cần mở rộng nghiên cứu sang các nhân tố khác như mức độ tác động của điều kiện tự nhiên đến năng suất tôm nuôi hay sự biến đổi của giá cả đến doanh thu nhằm xác định rõ hơn các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất trong nghề nuôi tôm chân trắng quy mô nhỏ tại Móng Cái. Đồng thời so sánh với hiệu quả với một số nghề sản xuất khác trong vùng nghiên cứu để đánh giá hiệu quả kinh tế trong nuôi tôm chân trắng một cách thuyết phục hơn.
2- Cần mở rộng nghiên cứu đánh giá thêm các mô hình nuôi tôm chân trắng quy mô lớn nhằm có một bức tranh tổng quát về hiệu quả KTXH của nghề nuôi tôm chân trắng tại Móng Cái.
3- Để phát triển thế mạnh nuôi tôm chân trắng phù hợp với tiềm năng, ưu thế vốn có của địa phương, Thành phố Móng Cái cần tiến hành điều chỉnh quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản và quy hoạch vùng nuôi tôm chân trắng. Đồng thời có những chương trình hành động cụ thể như tăng cường kiểm dịch và hỗ trợ kiểm dịch để kiểm soát và hạn chế dịch bệnh trên tôm chân trắng nuôi.
63
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Agro (2008), Kết quả hoạt động của ngành Thuỷ sản năm 2007. 2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2008), Chỉ thị số: 228/CT -
BNN&PTNT về việc phát triển nuôi tôm chân trắng, Hà Nội.
3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2008), Quyết định số: 456/QĐ-BNN- NTTS "Ban hành một số quy định về điều kiện sản xuất, nuôi tôm chân trắng", Hà Nội.
4. Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (2009), Kỹ thuật nuôi tôm chân trắng thâm canh, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 2009, Tr.3.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2010), Thông tư số 44/2010/TT- Bộ NN&PTNT ngày 22 tháng 7 năm 2010 “Quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi tôm sú, tôm chân trắng thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm”, Hà Nội. 6. Bộ Thuỷ sản (2001), Quy trình công nghệ nuôi thâm canh tôm sú. Tiêu chuẩn
ngành thuỷ sản 28 TCN 171.
7. Bộ Thuỷ sản (2002), Quyết định số 18/2002/QĐ - BTS ngày 03 tháng 6 năm 2002 về việc ban hành quy chế khảo nghiệm giống thuỷ sản, thức ăn, thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thuỷ sản, Hà Nội.
8. Bộ Thuỷ sản (2003), Chỉ thị số 2982/TS/NTTS ngày 27 tháng 11 năm 2003 về việc phát triển tôm chân trắng, Hà Nội.
9. Bộ Thủy sản (2004), Báo cáo tổng kết ngành thuỷ sản năm 2003, Hà Nội.
10. Bộ Thủy sản (2004), Chỉ thị số 01/2004/CT-BTS, ngày 16/1/2004 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc tăng cường quản lý tôm chân trắng ở Việt Nam, Hà Nội. 11. Bộ Thủy sản (2005), Báo cáo tổng kết ngành thuỷ sản năm 2004, Hà Nội. 12. Bộ Thủy sản (2006), Báo cáo tổng kết ngành thuỷ sản năm 2005, Hà Nội. 13. Bộ Thủy sản (2006), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện chương trình phát
triển nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2000 – 2005 và bàn biện pháp thực hiện đến năm 2010, Hà Nội.
14. Bộ Thuỷ sản (2006), Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
15. Bộ Thủy sản (2006), Công văn số 475/TS-NTTS ngày 6/3/2006 về việc phát triển nuôi tôm chân trắng Việt Nam, Hà Nội.
16. Bộ Thuỷ sản (2006), Công văn số 2446/.BTS-CL, ATVSTS ngày 23 tháng 10 năm 2006 “Về việc tăng cường quản lý tôm chân trắng ở Việt Nam”, Hà Nội. 17. Bộ Thuỷ sản (2006), Quyết định số 176/QĐ-BTS ngày 01/3/2006 “Về việc ban
hành một số quy định tạm thời đối với tôm chân trắng” của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản, Hà Nội.
18. Bộ Thủy sản (2007), Báo cáo tổng kết ngành thuỷ sản năm 2006, Hà Nội. 19. Bộ Thuỷ sản (2008), Kỷ yếu nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam - Hiện trạng và
giải pháp phát triển, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
20. Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Quảng Ninh (2008), Báo cáo điều tra hiện trạng nuôi trồng thủy sản năm 2008, Quảng Ninh.
21. Cục Nuôi trồng thuỷ sản (2009), Báo cáo tình hình sản xuất và tiêu thụ tôm he chân trắng 8 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 4 tháng cuối năm 2009 của các tỉnh ven biển trên cả nước, Hà Nội, 2009.
22. Cục Nuôi trồng Thuỷ sản (2009), Báo cáo tổng kết đề tài đánh giá trình độ công nghệ nuôi tôm ở Việt Nam, Hà Nội.
23. Cục Quản lý chất lượng an toàn vệ sinh và thú y Thuỷ sản (2005), Báo cáo 01 năm thực hiện chỉ thị 01/2004/CL-BTS, Hà Nội.
24. Cục Thống kê Quảng Ninh (2008), Niên giám thống kê 2007, NXB Thống Kê, Hà Nội.
25. Du nhập tôm chân trắng (Penaeus vannamei) và tôm xanh Nam Mỹ (Penaeus stylirostris) vào Châu Á và Thái Bình Dương:
www.fao.org/docrep/007/ad505e/ad505e00.htm#Contents
26. Fistenet (2005), Tình hình sản xuất và thương mại nuôi trồng thuỷ sản thế giới. 27. Fistenet (2006), Tác động của phát triển nuôi trồng thuỷ sản đến nền kinh tế
65
28. Hoàng Hùng (2001), Hiệu quả kinh tế trong các dự án phát triển nông thôn,
http://www.clst.ac.vn/AP/tapchitrongnuoc/hdkh/2001/o01/16.htm .
29. Lý Thị Thanh Loan, Cao Thành Trung, Đoàn văn Cường Ứng dụng kỹ thuật RT-PCR trong chẩn đoán Taura Syndrome Virus trên tôm thẻ chân trắng nuôi tại Bạc Liêu - Việt Nam, Hội thảo tôm chân trắng Việt Nam 2005.
30. Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp (2006). Kỹ thuật nuôi giáp xác. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
31. Trần Văn Nhường, Bùi Thị Thu Hà (2005), “Phát triển nuôi tôm bền vững, hiện trạng, cơ hội và thách thức đối với Việt Nam”, Thông tin chuyên đề Bộ Thuỷ sản, số 2/2005.
32. Phòng Kinh tế Thị xã Móng Cái (2000), Báo cáo công tác thuỷ sản năm 2000, Quảng Ninh.
33. Phòng Kinh tế Thị xã Móng Cái (2002), Báo cáo đánh giá kết quả nuôi tôm năm 2001 và triển khai một số chủ trương, biện pháp thực hiện nuôi tôm năm 2002, Quảng Ninh.
34. Phòng Kinh tế Thị xã Móng Cái (2003), Báo cáo đánh giá kết quả nuôi tôm năm 2002 và triển khai một số chủ trương, biện pháp thực hiện nuôi tôm năm 2003, Quảng Ninh.
35. Phòng Kinh tế Thị xã Móng Cái (2004), Báo cáo tổng kết công tác thuỷ sản năm 2003, phương hướng nhiệm vụ năm 2004, Quảng Ninh.
36. Phòng Kinh tế Thị xã Móng Cái (2005), Báo cáo tổng kết công tác thuỷ sản năm 2004, phương hướng nhiệm vụ năm 2005, Quảng Ninh.
37. Phòng Kinh tế Thị xã Móng Cái (2006), Báo cáo tổng kết công tác thuỷ sản năm 2005, phương hướng nhiệm vụ năm 2006, Quảng Ninh.
38. Phòng Kinh tế Thị xã Móng Cái (2007), Báo cáo tổng kết công tác thuỷ sản năm 2006, phương hướng nhiệm vụ năm 2007, Quảng Ninh.
39. Phòng Kinh tế Thị xã Móng Cái (2008), Báo cáo tổng kết công tác thuỷ sản năm 2007, phương hướng nhiệm vụ năm 2008, Quảng Ninh.
40. Phòng Kinh tế Thành phố Móng Cái (2009), Báo cáo tổng kết công tác thuỷ sản năm 2008, phương hướng nhiệm vụ năm 2009, Quảng Ninh.
41. Phòng Kinh tế Thành phố Móng Cái (2010), Báo cáo tổng kết công tác thuỷ sản năm 2009, phương hướng nhiệm vụ năm 2010, Quảng Ninh.
42. Phòng Kinh tế Thành phố Móng Cái (2009), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2009, kiểm điểm sự chỉ đạo điều hành của UBND Thành phố và phương hướng nhiệm vụ năm 2010, Quảng Ninh.
43. Phòng Kinh tế Thành phố Móng Cái (2010), Báo cáo tình hình nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm 2010, Quảng Ninh.
44. Sở Thuỷ sản Quảng Ninh (2002), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2001 và chỉ tiêu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế thuỷ sản năm 2002, Quảng Ninh
45. Sở Thuỷ sản Quảng Ninh (2003), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kế haọch năm 2002 và biện pháp thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2003, Quảng Ninh 46. Sở Thuỷ sản Quảng Ninh (2003), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kế haọch
năm 2003, phương hướng nhiệm vụ kế hoạch năm 2004, Quảng Ninh
47. Sở Thuỷ sản Quảng Ninh (2005), Báo cáo tổng kết công tác nuôi trồng thuỷ sản năm 2004 và phương hướng nhiệm vụ năm 2005, Quảng Ninh
48. Sở Thuỷ sản Quảng Ninh (2006), Báo cáo tổng kết công tác nuôi trồng thuỷ sản năm 2005, phương hướng nhiệm vụ năm 2006, Quảng Ninh.
49. Sở Thuỷ sản Quảng Ninh (2007), Báo cáo tổng kết công tác nuôi trồng và sản xuất cung ứng giống thuỷ sản năm 2006, phương hướng nhiệm vụ năm 2007, Quảng Ninh.
50. Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Quảng Ninh (2008), Báo cáo tổng kết công tác nuôi trồng, sản xuất giống và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản năm 2007, phương hướng nhiệm vụ năm 2008, Quảng Ninh
51. Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Quảng Ninh (2009), Báo cáo tổng kết công tác nuôi trồng thuỷ sản năm 2008, phương hướng thực hiệnh nhiệm vụ năm 2009, Quảng Ninh.
67
52. Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Quảng Ninh (2010), Báo cáo kết quả công tác nuôi trồng thuỷ sản năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010, Quảng Ninh.
53. Bùi Quang Tề & CTV, Báo cáo kết quả nghiên cứu bệnh của tôm chân trắng (L. vannamei) nuôi ở một số tỉnh phía Bắc năm 2003-2004, Hội thảo về tôm chân trắng tại Việt Nam, Hà Nội, 2005.
54. Nguyễn Thị Xuân Thu (2009), Hiện trạng công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm tôm he chân trắng ở Việt Nam và định hướng phát triên, Hội thảo tôm chân trắng Việt Nam, Quảng Ninh, 2009.
55. Nguyễn Dũng Tiến (2005), Nuôi tôm chân trắng ở Việt Nam, Hội thảo tôm chân trắng tại Việt nam, Vụ nuôi trồng thuỷ sản, Bộ thuỷ sản, Hà Nội, 2005.
56. Vũ Dũng Tiến, Don Grifiths, GAP và BMP trong nuôi tôm tại Việt Nam: chính sách hiện trạng và phương hướng thực hiện, Hà Nội, 2008
57. Thị Uỷ Móng Cái (2003), Nghị quyết của Ban Thường vụ Thị uỷ về phát triển kinh tế thuỷ sản đến năm 2010, Quảng Ninh.
58. Đào Văn Trí (2009), Báo cáo khoa học đề tài đánh giá và phân tích cơ sở khoa học của phát triển nuôi bền vững tôm chân trắng ở Việt Nam.
59. Nguyễn Hoàng Uyên & ctv (2005), Bệnh thường gặp ở tôm chân trắng
(Penaeus vannamei) và một số kết quả nghiên cứu ở Việt Nam,Viện Công nghệ sinh học, Hội thảo về tôm chân trắng Việt Nam, Hà Nội, 2005.
60. Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (2001), Báo cáo quy hoạch phát triển