Diện tích

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG kỹ THUẬT và ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế xã hội của NGHỀ NUÔI tôm CHÂN TRẮNG (penaeus vannamei boon, 1931) QUY mô NHỎ tại MÓNG cái QUẢNG NINH (Trang 44 - 46)

Mặc dù tôm chân trắng mới được du nhập nuôi thương phẩm tại Việt Nam, song Móng Cái là một trong những địa phương phát triển nuôi sớm trong cả nước. Thông tin từ quá trình điều tra cho thấy, tại Móng Cái tôm chân trắng được nuôi từ năm 2000. Tuy nhiên vào thời gian này một số hộ nuôi hình thức tự phát mua giống nhập lậu từ Trung Quốc, đến năm 2002 thì tôm chân trắng mới chính thức được địa phương quan tâm chính thức bắt đầu ở một số mô hình nuôi thành công sau đó nhanh chóng phát triển và nhân rộng từ năm 2003.

2000 Ha 1800 1747 1774.5 1679 1752.0 1590.7 1600 1551.7 1409 1486.7 1474 1565.5 1561.1 1400 1200 10 00 80 0 60 0 40 0 20 0 341 815.4 954.9 0 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm DT tôm chun g DT tôm chân trắng

Biểu đồ 3. 1: Diện tích tôm chân trắng nuôi ở Móng Cái từ 2003 - 2009

Biểu đồ trên cho thấy diện tích nuôi tôm chân trắng đã tăng nhanh từ 341 ha năm 2003 chiếm 21% tổng diện tích nuôi tôm, đạt cao nhất vào năm 2008 với 1.565,5 ha chiếm 88,4% tổng diện tích tôm nuôi. Tuy nhiên sang năm 2009 do ảnh hưởng tình hình kinh tế thế giới chung, diện tích tôm chân trắng nuôi giảm đi không đáng kể đạt 1.561,1 ha và cho tới nay diện tích nuôi tôm chân trắng tại Móng Cái lại tiếp tục tăng.

Kết quả trên biểu đồ cũng cho thấy, diễn biến diện tích nuôi tôm chung của thành phố Móng Cái tăng giảm thuận với tôm chân trắng. Tuy nhiên trong khi diện tích nuôi tôm chung có tăng nhưng không ổn định, từ diện tích 1.551,7 ha (năm 2003)

đạt mức cao nhất năm 2008 là 1.752 ha và năm 2009 diện tích nuôi tôm chung Móng Cái là 1.590,7 ha, biên độ biến động rất nhỏ thì diện tích nuôi tôm chân trắng tăng nhanh từ 341,0 ha (2003) lên tới 1.561,1 ha (năm 2009). Như vậy cho thấy phong trào nuôi tôm chân trắng đã và đang phát triển rất mạnh mẽ tại Móng Cái.

Năm 2003 tôm chân trắng được nuôi 10 xã phường tại ở Móng Cái, cho đến năm 2009 các địa phương này vẫn tiếp tục duy trì phát triển nuôi mở rộng ở tất cả các xã phường ven biển. Diện tích nuôi tôm chân trắng của Móng Cái tập trung phần nhiều ở các địa phương như Bình Ngọc, Vạn Ninh, Hải Hòa, Hải Xuân, Hải Yên và dọc các xã ven biển. Bình Ngọc 20% Trà Cổ 3% Hải Xuân 15% Hải Hoà 26% Quảng Nghĩa 1% Hải Đông

5% Hải Tiến Hải Yên

Ninh Dương 4%

Vạn Ninh 18%

2% 6%

Biểu đồ 3. 2: Diện tích nuôi tôm chân trắng năm 2009 theo các xã, phường

Từ biểu đồ 3.2 cho thấy, phường Hải Hòa là địa phương dẫn đầu về diện tích nuôi tôm chân trắng của Móng Cái với 421,9 ha, tiếp theo đó là Bình Ngọc (306 ha), Vạn Ninh (273,5ha), Hải Xuân (230,55 ha). Một số xã phường có diện tích nuôi tôm chân trắng cao hơn hẳn so với các xã phường còn lại là do đây là các xã phường gần biển hơn, có diện tích tiếp xúc với biển lớn hơn. Bên cạnh đó, Hải Hoà là vùng kinh tế mới, kinh tế gắn với Quốc phòng nên đã được Nhà nước đầu tư nhiều hơn về cơ sở vật chất cùng với các chính sách hỗ trợ đặc biệt khác cho người dân nơi đây.

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG kỹ THUẬT và ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế xã hội của NGHỀ NUÔI tôm CHÂN TRẮNG (penaeus vannamei boon, 1931) QUY mô NHỎ tại MÓNG cái QUẢNG NINH (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w