Nuôi tôm chân trắng hiện đang là nghề không những đem lại lợi nhuận cao mà còn là nghề đem lại sinh kế cho nhiều hộ dân tại Móng Cái. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm chân trắng cũng đòi hỏi người nuôi phải có một nguồn vốn khá lớn để xây dựng công trình nuôi, công trình phụ trợ và đặc biệt chi phí vận hành trong suốt quá trình nuôi. Như vậy, chi phí trong nuôi tôm chân trắng sẽ có hai loại chi phí đó là chi phí cố định và chi phí biến đổi.
Chỉ tiêu Số hộ (n=165)
Tỷ lệ (%)
Không đổi 144
Các loại chi phí trong nuôi tôm chân trắng tại Móng Cái trong hai năm 2008 và 2009 được trình bày trong bảng 3.10 dưới đây:
Bảng 3. 10: Chi phí trung bình của một hộ nuôi tôm chân trắng
Từ bảng 3.10 cho thấy, chi phí trung bình của một hộ nuôi tôm chân trắng tại Móng Cái năm 2008 là 367,78 triệu đồng, năm 2009 là 337,98 triệu đồng, giảm trung bình 29,80 triệu đồng so với năm 2008. Trong đó, chi phí thức ăn cho nuôi tôm luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí của hộ. Chi phí thức ăn trung bình năm 2008 là 208,76 triệu đồng, chiếm 56,76% tổng chi phí. Tương ứng năm 2009 là 182,33 triệu đồng chiếm 53,95%.
Stt
Danh mục các khoản chi phí Năm
Stt
Danh mục các khoản chi phí 2008
2009 Stt
Danh mục các khoản chi phí 1.000đ Tỷ lệ (%) 1.000đ Tỷ lệ (%) 1 Tu sửa ao 1,58 0,43 1,27 0,38 2
Tu sửa nhà ở, kho chứa 0,62
0,17 0,75
0,22 3
53
Chi phí mua tôm giống trung bình cho một hộ nuôi năm 2008 là 28,32 triệu chiếm 7,70% và tương ứng là 29,4 triệu chiếm 8,70%, tăng cao hơn năm 2008 trung bình 1,00 triệu đồng/hộ. Khoản chi phí mua tôm giống để nuôi luôn chiếm tỷ lệ cao (chỉ sau chi phí mua thức ăn và chi lương cho lao động cố định), đặc biệt năm 2009 là do có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, giá tôm chân trắng giống sản xuất trong nước trong vài năm trở lại đây luôn ở mức cao, hơn nữa trong tỉnh không có cơ sở sản xuất giống, người nuôi thường phải vào miền Trung mua giống hoặc mua giống qua các chủ đại lý nên phải mất thêm khoản chi phí chênh lệch và phí vận chuyển. Thứ hai, những hộ mua giống từ phía Trung Quốc (trực tiếp đi mua hoặc thông qua các đầu nậu) thì con giống thường không đảm bảo chất lượng, dẫn đến tỷ lệ hao hụt cao và phải thả đi, thả lại nhiều lần. Thứ ba, cũng trong vài năm trở lại đây, có nhiều diễn biến phức tạp về thời tiết, khí hậu, vấn đề ô nhiễm môi trường đi kèm với việc quy hoạch của địa phương không theo kịp tiến trình phát triển của nghề nuôi tôm chân trắng dẫn đến tình trạng dịch bệnh liên tục phát sinh với mức độ ngày càng tăng, các hộ nuôi tôm nói chung phải xả thải nhiều lần để thả lại cũng làm chi phí con giống trong năm sản xuất tăng cao.
Khoản chi phí thứ ba là chi phí cho năng lượng. Nguồn năng lượng phục vụ cho nuôi tôm chân trắng chủ yếu là năng lượng dầu để chạy máy nổ phát điện và năng điện. Khoản chi phí này trung bình là 31,81 triệu năm 2008 và 28,57 triệu năm 2009, tương ứng chiếm 8,65 và 8,45% tổng chi phí nuôi tôm. Tại Móng Cái, trung bình mỗi ao nuôi tôm chân trắng có từ 2- 4 dàn máy quạt nước với công suất 1,5 đến 2,2 KW, ở các hộ nuôi tôm thường phải có ít nhất một máy phát điện dự phòng trong lúc mất điện và một số hộ nuôi tôm ở vùng chưa có điện lưới phải dùng máy nổ để chạy quạt nước và phát điện.
Chi phí cho việc mua thuốc hoá chất, chế phẩm sinh học để phòng trị bệnh và xử lý môi trường cũng chiếm một khoản đáng kể. Loại chi phí này trung bình là 11,85 triệu chiếm 3,22% trong năm 2008 và tương ứng là 13,15 triệu chiếm 3,89% trong năm 2009. Tăng trung bình 1,30 triệu đồng. Điều đó cũng phản ánh rằng ngày càng có nhiều hộ nuôi tiếp cận với khoa học kỹ thuật, biết sử dụng và thấy được việc cần thiết phải sử dụng thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học để tăng hiệu quả kinh tế ao nuôi. Các loại thuốc hoá chất sử dụng ở đây chủ yếu là chlorine, iodine, BKC và một số loại thuốc, hoá chất khác để khử trùng nước và trị bệnh cho tôm. Chế phẩm sinh học sử
dụng chủ yếu là nhóm men vi sinh (dạng bột hoặc dạng nước) để phân huỷ bùn đáy, giải phóng khí độc và một số loại chế phẩm dùng để trộn với thức ăn nhằm tăng cường hiệu quả hấp thu thức ăn trên đường tiêu hoá, tăng cường sức khoẻ cho tôm nuôi.
Khoản chi phí chi trả lãi suất ngân hàng khá thấp do đa phần các hộ nuôi sử dụng vốn tự có và một phần vốn hỗ trợ từ các đại lý bán thức ăn nuôi tôm mà việc vay vốn ngân hàng rất hạn chế vì hộ nuôi tôm khó tiếp cận để vay hoặc có vay được thì số lượng cũng không được nhiều.
Chi phí cho lao động cố định ở đây chúng tôi tính toán dựa trên giá lao động thuê. Trung bình mỗi hộ nuôi tôm chân trắng tại Móng Cái phải chi 57,34 triệu đồng trong năm 2008 và 56,50 triệu đồng trong năm 2009 cho khoản chi phí này. Chiếm tương ứng 15,56% và 16,72% tổng chi phí trong năm.