Hệ thống cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG kỹ THUẬT và ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế xã hội của NGHỀ NUÔI tôm CHÂN TRẮNG (penaeus vannamei boon, 1931) QUY mô NHỎ tại MÓNG cái QUẢNG NINH (Trang 43 - 44)

Từ khi có Quyết định 675 TTg của Thủ tướng Chính phủ kinh tế khu vực cửa khẩu Móng Cái cơ sở hạ tầng được tập trung đầu tư xây dựng, tạo nên một đô thị văn minh hiện đại. Các công trình được đầu tư trọng điểm, có chiều sâu, khi đưa vào khai thác đã phát huy hiệu quả cao, đặc biệt là các công trình giao thông, các công trình phục vụ thương mại, du lịch, nông lâm ngư nghiệp.

Từ năm 1995 đến nay, giá trị đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng toàn xã hội ở khu vực Móng Cái đạt trên 2300 tỷ đồng, trong đó các công trình đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách chiếm tới 60%, từ nhân dân chiếm 40%. Trong nguồn ngân sách nhà nước tập trung đầu tư cho các công trình như đường giao thông, điện, thông tin liên lạc, khu thương mại, trường học, bệnh viện, công trình thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp phát triển nông thôn.

Về đầu tư lưới điện : Tính đến nay 100% các xã, phường đã được dùng điện lưới quốc gia. Đáng chú ý là trong năm 2001 và năm 2003 đã triển khai xây dựng lưới điện đến 2 xã đảo và xã Hải Sơn, Bắc Sơn, đây là điều mơ ước của đồng bào 2 xã đảo và nhân dân vùng dân tộc ít người từ nhiều năm nay. Việc đưa điện lưới quốc gia ra đảo và Hải Sơn, Bắc Sơn là tiền đề rất cần thiết để phát triển kinh tế xã hội cho vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, giúp nhân dân vươn lên xoá đói, giảm nghèo và có cuộc sống văn minh hơn. Đến nay, có tới 99% dân số được sử dụng điện lưới quốc gia. Về bưu chính viễn thông : ngành bưu chính viễn thông thực sự đi trước một bước, mạng cáp quang đã được đầu tư đưa vào sử dụng hàng năm phát triển thêm từ 500 - 700 máy. Hệ thống tổng đài điện thoại di động từng bước được nâng cấp, hiện đại, dịch vụ đa dạng, phong phú hơn. Từ năm 2003 đến nay ngành bưu chính đã có bước đột phá trong việc đầu tư công nghệ, nâng cấp mạng, mở rộng hku vực phủ sóng. Tính đến nay trên địa bàn Thành phố, sóng di động đã bao phủ cơ bản (kể cả vùng Trà Cổ, Bình Ngọc và 2 xã đảo và xã Bắc Sơn) phục vụ khu du lịch và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cho 2 xã đảo. Đến nay mật độ máy đã đạt 36,3 máy/100 dân (bao gồm cả số thuê bao di động trả sau) gấp 8 lần so với thời điểm năm 1995.

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG kỹ THUẬT và ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế xã hội của NGHỀ NUÔI tôm CHÂN TRẮNG (penaeus vannamei boon, 1931) QUY mô NHỎ tại MÓNG cái QUẢNG NINH (Trang 43 - 44)