Phân tích số liệu

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG kỹ THUẬT và ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế xã hội của NGHỀ NUÔI tôm CHÂN TRẮNG (penaeus vannamei boon, 1931) QUY mô NHỎ tại MÓNG cái QUẢNG NINH (Trang 31 - 34)

Phương pháp thống kê mô tả: Các chỉ số trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất, sai số trung bình, độ lệch chuẩn, tỷ lệ phần trăm …

STT Tên xã, phường Tổng số hộ nuôi hiện có Số hộ được điều tra Tỷ lệ mẫu (%) 1. Xã Vạn Ninh 161 32 20 2.

Phường Ninh Dương 19

Phương pháp phân tích tài chính trong nuôi tôm chân trắng:

a. Chi phí cho hoạt động nuôi tôm chân trắng:

Chi phí cho hoạt động nuôi tôm chân trắng là tổng các khoản tiền đã chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh những khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn của các hộ nuôi. Các khoản chi phí này được chia ra thành hai loại là chi phí cố định và chi phí biến đổi. Trong đó:

Chi phí cố định: là những khoản chi phí thường không biến đổi hoặc thay đổi rất ít khi mức độ hoạt động thay đổi. Các khoản chi phí cố định trong nuôi tôm chân trắng chủ yếu bao gồm chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí sửa chữa lớn, trả lãi vay và đóng thuế theo quy định.

- Chi phí khấu hao: Là khoản chi phí để bù đắp sự giảm dần về giá trị của TSCĐ do quá trình sử dụng và do sự bào mòn của tự nhiên. Trong nuôi tôm chân trắng, chi phí khấu hao TSCĐ bao gồm các khoản khấu hao hệ thống ao nuôi, ao xử lý nước cấp và thoát, nhà ở, nhà kho và các loại máy móc, thiết bị phục vụ nuôi tôm.

- Chi phí sửa chữa lớn: Là khoản chi phí có kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng để phục hồi trạng thái hoạt động do bị hao mòn, hư hỏng trong quá trình sử dụng.

- Chi phí trả lãi vay: Là khoản chi trả cho chi phí sử dụng vốn vay dài hạn. - Chi nộp thuế: Là khoản tiền phải nộp vào ngân sách nhà nước và thường ở một mức cố định.

Chi phí biến đổi: Là những khoản chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với biến động về mức độ hoạt động. Khoản chi phí này phát sinh trong suốt quá trình hoạt động và bằng không khi cơ sở không hoạt động. Trong nghề nuôi tôm chân trắng, chi phí biến đổi bao gồm những loại như mua tôm giống, thức ăn, chi phí năng lượng (dầu, điện), chi trả lương cho công nhân, chi phí thuốc, hoá chất để phòng trừ dịch bệnh, chi phí sửa chữa nhỏ và các khoản chi phí khác.

b. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế

- Doanh thu từ hoạt động nuôi tôm chân trắng: là tổng giá trị được tính bằng tiền của toàn bộ sản lượng tôm chân trắng thương phẩm sản xuất ra trong một chu kỳ sản xuất tính trên một năm. Doanh thu của một hộ nuôi tôm phụ thuộc vào sản lượng tôm thương phẩm được sản xuất ra, chất lượng tôm và giá bán.

21

n

GO = ∑QiPi

i =1 Trong đó:

GO: Doanh thu từ hoạt động nuôi tôm chân trắng

Qi: Sản lượng tôm thương phẩm sản xuất ra thứ i Pi: Giá bán tôm thương phẩm thứ i

- Lãi ròng = {∑thu - (∑Chi phí cố định hằng năm + ∑Chi phí lưu động hàng năm)} - Doanh thu trên đất = ∑thu/∑diện tích nuôi

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG kỹ THUẬT và ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế xã hội của NGHỀ NUÔI tôm CHÂN TRẮNG (penaeus vannamei boon, 1931) QUY mô NHỎ tại MÓNG cái QUẢNG NINH (Trang 31 - 34)