Hình 3.5 Biểu đồ thể hiện mục đích sử dụng tiền đền bù của các hộ điều tra
5. Cấu trúc luận văn
3.2. Sự thay sinh kế của các hộ gia đình sau thu hồi đất
3.2.1. Sự thay đổi các loại hình sinh kế
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp kéo theo quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, đào tạo việc làm theo xu hướng gia tăng lao động ngành dịch vụ, kinh doanh, sản xuất phi nông nghiệp. Trước thời điểm thu hồi đất của dự án này, hoạt động sinh kế chính của người dân phường Đồng Nguyên và Trang Hạ là sản xuất nông nghiệp và buôn bán. Sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp, do nguồn vốn của người dân có sự chuyển dịch mạnh mẽ, thể hiện đặc biệt ở nguồn vốn đất đai bị suy giảm, dẫn đến việc xu thế thay đổi phương thức sinh kế một cách mạnh mẽ ở khu vực này.
Bảng 3.9. Các loại sinh kế trước và sau thu hồi đất
Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất
Tên sinh kế % tổng số hộ % tổng thu nhập % tổng số hộ % tổng thu nhập 1. Trồng trọt 70 37 30 12 2. Chăn nuôi 60 32 25 9 3. Buôn bán, dịch vụ 30 9 51 23
Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất Tên sinh kế % tổng số hộ % tổng thu nhập % tổng số hộ % tổng thu nhập 4. Ngành nghề 6 3 12 5 5. Làm cơ quan HCSN,DN và KCN 16 12 54 18 6. Làm thuê 15 4 50 33 Tổng 100% 100%
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn hộ gia đình, năm 2014)
Như vậy, sau quá trình thu hồi đất để xây dựng KCN Hanaka, bên cạnh một số hộ gia đình vẫn cịn duy trì hoạt động sản xuất nơng nghiệp và coi đó là nguồn thu nhập chính của gia đình (tỷ lệ 8% tổng số gia đình được hỏi), thì nhiều hộ gia đình cũng đã lựa chọn các phương thức sinh kế mới:
Đổi mới hoạt động trồng trọt
Hoạt động trồng trọt của các hộ chủ yếu là trồng lúa và rau, đối với các thửa đất còn lại có diện tích lớn, tập trung, hệ thống mương máng, bờ vùng còn hoạt động tốt… thì các hộ nơng dân vẫn trồng lúa để đảm bảo an toàn lương thực. Đối với các thửa đất có diện tích nhỏ, manh mún thì một số hộ có nhu cầu sử dụng đã tập trung lại thành các thửa lớn bằng cách thuê, mượn hay đấu thầu lại từ các chủ sử dụng đất khơng có nhu cầu sử dựng. Các hộ chuyển sang trồng rau và hoa màu để có việc làm và kiếm thêm thu nhập từ việc trồng rau bán cho KCN và người tiêu dùng ở địa phương.
Hoạt động tiểu thủ công nghiệp
Ở địa phương hoạt động ngành nghề ít. Hiện nay chỉ còn một số ngành phát triển như mộc dân dụng, nấu rượu, làm đậu. Số lượng các hộ tham gia vào các hoạt động ngành nghề này cũng không nhiều. Sau khi bị thu hồi đất, một số người lao động đã xin vào làm ở các xưởng mộc quy mô lớn với mức thu nhập trung bình và ổn định (khoảng 3 – 5 triệu đồng/tháng) nhưng không phải người lao động nào cũng
Hoạt động thương mại dịch vụ
Hoạt động dịch vụ của hộ tập trung vào các loại hình bn bán nhỏ (hàng tạp hóa, đồ gia dụng, hàng khơ…) và bán hàng quán (quán ăn, quan cơm…) do nhu cầu phát triển và nâng cao đời sống của người dân. Hoạt động cho thuê nhà trọ và nhà nghỉ (cho công nhân của KCN, cho sinh viên vì ở đây có trường Đại học Thể dục Thể thao) hiện nay mới bắt đầu phát triển. Tuy vậy những hoạt động này lại có đóng góp khơng nhỏ vào thu nhập của hộ. Khi khơng cịn đất để canh tác (tức là hộ dân mất đi nguồn thu từ trồng trọt) thì hoạt động dịch vụ (buôn bán, cho thuê nhà trọ và nhà nghỉ) lại là nguồn thu góp phần đảm bảo sinh kế bền vững cho hộ dân mất đất và kể cả những hộ dân không mất đất.
Hoạt động làm thuê
Sau khi bị thu hồi đất, rất nhiều lao động đã lựa chọn phương thức sinh kế là đi làm thuê. Nếu như trước đây, khi họ cịn làm nơng nghiệp, thì đây chỉ là nghề phụ mà lao động của hộ làm vào mùa nông nhàn, rảnh rỗi, nhưng nay nó trở thành nghề chính của họ. Hoạt động làm thuê khá đa dạng như: phu hồ, thợ xây, thợ điện nước…với mức thu nhập bình quân 3 - 5 triệu/tháng/lao động. Số lao động làm thuê tăng nhanh trong 5 năm qua. Tuy nhiên, đây là những việc làm mang tính chất thời vụ, tạm thời của người lao động không ổn định thấp và mức thu nhập thấp.
Ở khu vực nghiên cứu, cũng có nhiều lao động tìm được việc làm trong các doanh nghiệp tư nhân hay trong cơ quan hành chính sự nghiệp với mức thu nhập ổn định nhưng số lượng lao động xin được việc làm trong đây là rất ít. Cũng có một số lượng lao động tìm được việc làm trong các khu KCN với mức thu nhập từ 3 - 5 triệu/tháng và coi đây là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình
Từ việc nghiên cứu sinh kế của người dân sau thu hồi đất ta thấy mặc dù mất đi tài sản sinh kế lớn là đất đai nhưng có nhiều hộ đã thích nghi với cuộc sống mới. Có hộ đã tận dụng vị trí thuận lợi gần KCN, trường Đại học để phát triển việc buôn bán, cho thuê nhà trọ và phát triển các dịch vụ khác. Đây là một sinh kế bền vững. Đồng thời việc các hộ làm ở cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp tư nhân, KCN hay phát triển ngành nghề truyền thống (làm mộc, nấu rượu) của địa phương cũng là sinh kế bền vững. Ngược lại, việc đi làm thuê không thể đảm bảo một sinh
kế bền vững lâu dài trong tương lai. Công việc làm thuê cần nhiều đến sức khoẻ trong khi lao động của các hộ đã lớn tuổi. Đây là khó khăn của nhiều hộ gia đình.
3.2.2. Sự thay đổi lao động trong các loại hình sinh kế
Theo bảng số liệu dưới đây, có thể thấy rất rõ, nếu như trước khi bị thu hồi đất, số lao động trong các ngành nghề nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao, tới 60% tổng số hộ được hỏi, thì sau khi bị thu hồi đất, tỷ lệ này giảm mạnh xuống chỉ cịn có 12,58%. Trong khi đó, tỷ lệ lao động trong các ngành sự nghiệp - hành chính, và cơng nghiệp lại khơng tăng nhiều.
Bảng 3.10. Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân trước và sau khi thu hồi đất tại dự án
Chỉ tiêu điều tra
Trước khi thu hồi đất Sau khi thu hồi đất Tổng số (người) Tỷ lệ (%) Tổng số (người) Tỷ lệ (%) 1. Số hộ điều tra 100 100 2. Số nhân khẩu 442 442
3.Số người trong và ngoài
độ tuổi lao động 350 100 318 100 - Làm nông nghiệp 210 60 40 12,58 - Làm việc trong các doanh nghiệp và KCN 35 10 50 15,72 - Buôn bán nhỏ, dịch vụ 70 20 110 34,59 - Cán bộ, công chức 10 2,86 18 5,66 - Làm nghề khác 22 6,29 85 26,73 - Khơng có việc làm 3 0,85 15 4,72
Trước khi thu hồi đất Sau khi thu hồi đất
Hình 3.6: Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo việc làm của các hộ dân trước và sau khi thu hồi đất tại dự án
Tỷ lệ lao động làm cán bộ, công chức Nhà nước chỉ tăng từ 2,86% trước thu hồi lên 5,66% sau thu hồi; tỷ lệ lao động làm việc trong các công ty, doanh nghiệp tăng nhẹ từ 10% lên 15,72%. Riêng đối với nghành buôn bán nhỏ, dịch vụ và làm các nghề khác (như làm thuê, thợ điện nước, thợ xây, làm mộc...). thì tỷ lệ lao động đã có sự chuyển biến rõ rệt, tăng lần lượt từ 20% lên 34,59% và 6,29% lên 26,73%. Số liệu điều tra cũng cho thấycó một lượng lớn lao động đang khơng có việc làm sau khi thu hồi đất (tỷ lệ từ 0,86% năm 2011 tăng lên đến 4,72% năm 2013).
Điều đáng nói là các lao động có đất thu hồi tại dự án nếu có chuyển đổi nghề nghiệp thì đều tự phải tìm cho mình cơng việc mới chứ khơng nhờ được sự giúp đỡ nào của chủ dự án và chính quyền địa phương nơi có đất thu hồi. Tiền hỗ trợ lao động mất việc do bị thu hồi đất nông nghiệp được tính gộp vào tiền bồi thường đất nông nghiệp, nên tâm lý chung của các hộ gia đình là sử dụng để chi tiêu dùng chứ không tách riêng một khoản để cho lao động trong gia đình đi học nghề mới hoặc đầu tư vào lĩnh vực sản xuất sản xuất nào đó. 100% số hộ gia đình được phỏng vấn đều khẳng định rằng họ đi học nghề mới hoặc tìm được việc làm mới là do chính bản thân họ, dự án và chính quyền địa phương khơng mở lớp dạy nghề cho người dân, cũng như khơng hỗ trợ tìm kiếm việc làm mới cho người dân sau khi họ bị thu hồi đất. 60 10 20 2.86 6.29 0.85 + Làm nông nghiệp + Làm việc trong các doanh nghiệp + Buôn bán nhỏ, dịch vụ + Cán bộ, cơng chức + Làm nghề khác +Khơng có việc làm 12.58 15.72 34.59 5.66 26.73 4.72