Hình 3.5 Biểu đồ thể hiện mục đích sử dụng tiền đền bù của các hộ điều tra
5. Cấu trúc luận văn
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Thị xã Từ Sơn nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 13km về phía Tây Nam, cách thủ đơ Hà Nội 18km về phía Đơng Bắc. Tọa độ địa lý của thị xã nằm trong khoảng:
- Từ 21005’50” đến 21010’05” vĩ bắc. - Từ 105056’00” đến 106000’00” kinh đông.
Xét về mặt địa giới hành chính, thì thị xã có giáp ranh như sau: - Phía bắc giáp huyện Yên Phong.
- Phía nam giáp huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. - Phía đơng: giáp huyện Tiên Du.
- Phía tây: giáp huyện Gia Lâm, Đơng Anh, thành phố Hà Nội.
Từ Sơn có diện tích tự nhiên 6.133,23ha, với tổng dân số là 156.059 người, mật độ dân số đạt 2.544 người/km2 năm 2012 (Nguồn: Phòng thống kê thị xã Từ Sơn).
Thị xã Từ Sơn có 12 đơn vị hành chính bao gồm: 7 phường (Đơng Ngàn, Đình Bảng, Châu Khê, Tân Hồng, Đồng Nguyên, Trang Hạ, Đồng Kỵ) và 5 xã (Hương Mạc, Phù Chẩn, Phù Khê, Tam Sơn, Tương Giang).
Thị xã Từ Sơn nằm ở vị trí địa lý rất thuận lợi, cách không xa các đô thị lớn, đặc biệt là khu tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Hệ thống giao thơng đường bộ, đường sắt, đường thủy, khí hậu, thuỷ văn khá thuận lợi, tạo điều kiện cho việc phát triển Từ Sơn trên nhiều phương diện về kinh tế - xã hội.
Từ Sơn là một thị xã đồng bằng, đất đai màu mỡ, hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh thuận lợi cho việc phát triển thâm canh lúa chất lượng cao. Nơi đây có truyền thống cách mạng và văn hóa lâu đời với nhiều di tích lịch sử văn hóa:
xã có các làng nghề truyền thống nổi tiếng như: nghề sơn mài Đình Bảng, mộc mỹ nghệ Phù Khê, Đồng Kỵ, rèn sắt Đa Hội, dệt Tương Giang,…
2.1.1.2. Khí hậu, thuỷ văn
Điều kiện khí hậu
Từ Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp đa canh, đa dạng. Thuộc kiểu khí hậu chung của tỉnh Bắc Ninh, Từ Sơn có hai mùa chính trong năm: mùa lạnh - khô bắt đầu từ tháng 11, kết thúc vào tháng 4 năm sau, với lượng mưa/tháng biến động từ 11,6 - 82,9 mm, nhiệt độ trung bình tháng từ 15,80C - 23,40C; Mùa nóng - mưa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình tháng dao động từ 24,50C - 29,90C, lượng mưa/tháng từ 125,2mm (tháng 10) đến 282,3mm (tháng 8). Lượng mưa trong các tháng mùa mưa chiếm 84,64% tổng lượng mưa cả năm.
Độ ẩm khơng khí trung bình năm của khu vực đạt 84%, trong đó tháng có độ ẩm khơng khí lớn nhất là 88% (tháng 3), tháng có độ ẩm khơng khí thấp nhất 70% (tháng 12).
Điều kiện thủy văn
Nguồn nước mặt: Từ Sơn có nguồn nước mặt tương đối dồi dào bao gồm sơng Ngũ Huyện Khê, ngịi Ba Xã và hàng trăm ha diện tích mặt nước ao hồ. Sông Ngũ Huyện Khê là nguồn nước mặt chủ yếu của thị xã Từ Sơn và là ranh giới với huyện Yên Phong. Đoạn sông Ngũ Huyện Khê chảy qua phía Nam thị xã từ phường Châu Khê qua phường Đồng Kỵ, xã Hương Mạc, xã Tam Sơn rồi chảy sang huyện Yên Phong, dài khoảng 10km. Sông Ngũ Huyện Khê nối liền sông Cầu, rất thuận lợi cho tưới tiêu. Tuy nhiên, sông Ngũ Huyện Khê là con sông phải chịu tiếp nhận nước thải nhiều nhất từ các làng nghề trên địa bàn tỉnh.
Hệ thống sơng ngịi, kênh mương cùng với số lượng ao hồ hiện có tạo điều kiện cung cấp nước ngọt quanh năm cho sản xuất, sinh hoạt cũng như cải tạo đất.
Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm qua thực tế sử dụng của người dân trong thị xã cho thấy mực nước ngầm có độ sâu trung bình từ 2- 5m, chất lượng nước tốt, có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và tưới cho các cây trồng tại các vườn gia đình trong mùa khơ.
2.1.1.3. Thổ nhưỡng
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000 toàn tỉnh, có bổ sung trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 của thị xã cho thấy đất đai thị xã Từ Sơn bao gồm 8 loại đất chính, trong đó chủ yếu là đất phù sa gley của hệ thống sông Hồng. Loại đất này phân bố ở hầu hết các xã, phường trong thị xã, tập trung thành những cánh đồng lớn. Đất được hình thành ở địa hình vàn, vàn thấp, trong điều kiện ngập nước, gley yếu đến trung bình. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, đất chua, hàm lượng mùn và đạm khá, lân dễ tiêu nghèo.
Ngồi ra cịn có các loại đất phù sa được bồi của hệ thống sông Ngũ Huyện Khê, đất phù sa không được bồi của hệ thống sông Hồng, đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thống sơng Thái Bình, đất phù sa úng nước, đất xám bạc màu trên phù sa cổ, đất xám bạc màu gley, đất vàng nhạt trên đá cát. Do quá trình canh tác lâu đời, hoặc do đặc tính của đất, nên các loại đất này đều phải cải tạo thường xuyên để đảm bảo năng suất cây trồng.