Quan hệ xã hội
Cách thức mà qua đó giới tính, dân tộc, văn hóa, lịch sử, tơn giáo và quan hệ họ hàng có ảnh hưởng đến sinh kế của nhiều nhóm khác nhau trong một cộng đồng.
Thể chế chính trị và xã hội
Q trình ra quyết định, thể chế, hình thái và nguyên tắc xã hội, tính dân chủ, tính lãnh đạo, sức mạnh và uy tín, hành vi tìm kiếm đặc lợi.
Quản trị
Hình thái và chất lượng hệ thống cầm quyền bao gồm cơ cấu, quyền lực, tính hiệu quả và năng lực, quyền lợi và sự thể hiện.
Cung cấp dịch vụ
Sự hiệu quả và có trách nhiệm của Nhà nước và các tổ chức khối tư nhân tham gia vào sự cung cấp dịch vụ công như giáo dục, y tế, nước và vệ sinh.
Thể chế tiếp cận nguồn tài nguyên
Tiêu chuẩn xã hội, phong tục và hành vi quy định sự tiếp cận của con người đến nguồn tài nguyên.
Quy trình chính sách và chính sách
Quy trình mà chính sách và lập pháp được xác định và thực hiện cùng sự ảnh hưởng của nó đến sinh kế của người dân
Ngồi ra, bối cảnh mơi trường tự nhiên cũng có ảnh hưởng nhiều đến vấn đề sinh kế, như chất lượng đất, nước, khơng khí, điều kiện khí hậu, vị trí địa lý, cũng như tần suất, cường độ của tai biến thiên nhiên.
1.3.4. Sinh kế bền vững
Sinh kế được coi là bền vững khi: người dân có thể tự phục hồi được sau khi xảy ra các cú sốc; không phụ thuộc vào hỗ trợ bên ngồi (hoặc nếu có, thì những hỗ trợ này phải có tính bền vững kinh tế và thể chế); duy trì năng suất dài hạn của nguồn tài ngun thiên nhiên; khơng làm xói mịn phương thức sinh kế của người khác, hoặc không làm tổn thương đến lựa chọn sinh kế của người khác.
Phương thức khác của việc khái niệm hóa các mặt của bền vững là phân biệt giữa những ảnh hưởng môi trường, kinh tế, xã hội và thể chế, cụ thể như sau:
- Bền vững môi trường đạt được khi năng suất của nguồn tài nguyên tự nhiên phục vụ cuộc sống con người được ổn định hoặc được tăng cao để đảm bảo cho việc sử dụng của các thế hệ tương lai nữa.
- Bền vững kinh tế đạt được khi mức độ tiêu dùng được duy trì ở một cấp độ nào đó (trong trường hợp sinh kế của người nghèo, thì bền vững về kinh tế đạt được khi người đó sống và duy trì được ở trên ngưỡng nghèo).
- Bền vững về mặt xã hội đạt được khi sự khác biệt xã hội được tối giản hóa, cịn cơng bằng xã hội thì được tối đa hóa.
- Bền vững về mặt thể chế đạt được khi cơ cấu và quy trình hiện hành có đủ năng lực để tiếp tục đảm nhiệm chức năng trong thời gian dài (Nguồn: IRP, UNDP, 2010).
DFID cũng đưa ra một khung lý thuyết sinh kế bền vững (Hình 1.1), trong đó đặt con người (đặc biệt là người nghèo ở nông thôn) vào vị trí trung tâm của khung. Gần nhất với con người ở trung tâm của khung là các tài nguyên và nguồn vốn sinh kế mà họ tiếp cận và sử dụng. Việc mở rộng khả năng tiếp cận đến các nguồn vốn của con người bị ảnh hưởng mạnh bởi bối cảnh của tính dễ bị tổn thương, như xu hướng (kinh tế, chính trị, cơng nghệ), các cú sốc (ví dụ; tài biến thiên nhiên, tranh chấp) và tính thời vụ (giá cả, sản xuất, cơ hội công việc). Việc tiếp cận này cũng bị ảnh hưởng bởi mơi trường chính trị, thể chế, xã hội ưu thế bởi chúng đều có ảnh
hưởng đến cách thức con người kết hợp và sử dụng nguồn vốn để đạt được mục đích sinh kế của họ (được gọi là chiến lược sinh kế).
Hình 1.1. Sơ đồ phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững (SLA) (DFID 1999)
Từ khung phương pháp nói trên, ta có thể thấy rằng chiến lược sinh kế của hộ gia đình đặc biệt quan trọng, giúp cho hộ có thể ổn định sinh kế nhờ vào việc sử dụng tốt các nguồn vốn trong hồn cảnh có những thay đổi về điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội.
Trong khung lý thuyết của DFID có nhắc đến “các nguồn vốn”, hàm chỉ con người muốn đảm bảo sinh kế bền vững cho mình thì phải dựa vào 5 loại hình tài sản vốn sau: Vốn con người (human capital), vốn tài chính (financial capital), vốn vật chất (physical capital), vốn xã hội (social capital), vốn tự nhiên (natural capital). Các nguồn vốn được cụ thể hóa như bảng dưới đây: