Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số lượng Cơ cấu (%) lượng Số Cơ cấu (%) lượng Số Cơ cấu (%) 1. Tổng số hộ Hộ 33.037 100 34.365 100 36.907 100 - Hộ nông nghiệp - 19.051 57,66 18.924 55,07 17.495 47,4 - Hộ CN-TTCN - 9.599 29,05 10.555 30,71 11.969 32,43 - Hộ dịch vụ - 4.387 13,28 4.886 14,22 7.443 20,17 2. Tổng số lao động Người 72.742 100 73.248 100 74.532 100
- Lao động nông nghiệp - 33.215 45,66 31.535 43,05 30.014 34,4 - Lao động CN-TTCN - 20.283 27,88 21.926 29,93 22.914 41,61 - Lao động TM - DV - 10.247 14,08 12.868 17,57 13.836 14,41 - Lao động khác - 8.997 12,38 6.910 9,43 7.768 9,58
(Nguồn: Phòng Thống kê thị xã, năm 2013)
Thị xã Từ Sơn trong 5 năm gần đây kinh tế phát triển với nhịp độ cao, việc xuất hiện các công ty, nhà máy chế biến ở KCN, các vùng quê đã thu hút và chuyển dịch lực lượng lao động từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ một cách mạnh mẽ và hiệu quả.
Trong những năm gần đây cơ cấu kinh tế của cả nước nói chung và của từng tỉnh, từng địa phương nói riêng đã và đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tỷ trọng GDP của khu vực công nghiệp - xây dựng cơ bản (CN - XDCB) và thương mại - dịch vụ (TM -DV) ngày càng tăng đã kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động.
2.2.2. Tăng trưởng kinh tế
Trong 6 năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế chung của tỉnh thời kỳ đổi mới, kinh tế thị xã Từ Sơn cũng phát triển với nhịp độ cao, hiệu quả, bền vững.
tư phát triển nhanh trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện đời sống cho nhân dân.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của thị xã năm 2013 so với năm 2012 ước đạt 12,7%, đạt 107% kế hoạch [27].
Nông nghiệp
Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp năm 2013 ước 183 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm, tăng 4,1% so với cũng kỳ. Diện tích gieo trồng ước đạt 5.400,8ha bằng 97,8% so với cùng kỳ. Năng suất lúa ước đạt 54,1 tạ/ha, bằng 98,3% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ước đạt 101 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 13% so với cùng kỳ. Diện tích ni trồng thủy sản đạt 184,5 ha (giảm 5,5ha so với cùng kỳ; giá trị sản lượng ước đạt 9,3 tỷ đồng, đạt 80,1% kế hoạch, bằng 81,6% so với cùng kỳ). Giá trị sản xuất của ngành trồng trọt ước đạt 132,4 triệu/ha/năm [27].
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Sản xuất công nghiệp bước đầu có dấu hiệu khơi phục và có sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2012 nhờ những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của nhà nước. Kết quả: Giá trị sản xuất công nghiệp ước 7.025 tỷ đồng, đạt 114% kế hoạch năm, tăng 11,4%. Trong đó: ngành kinh tế cá thể và kinh tế tư nhân đạt 5.860 tỷ đồng, tăng 11,4%, chiếm 83,4% giá trị sản xuất; ngành kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.001 tỷ đồng, tăng 69,7% so với cùng kỳ chiếm 14,2% giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN – TTCN) của thị xã [27].
Thương mại - dịch vụ
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ của thị xã ước 6.923 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2012. Tổng thu ngân tiền mặt qua ngân hàng 35.260 tỷ đồng, tăng 38,4% so với cùng kỳ; tổng chi 32.703 tỷ đồng tăng 26,5% so với cùng kỳ. Tổng nguồn vốn huy động ước đến cuối năm là 3.100 tỷ đồng, tăng 25,5% so với cùng kỳ [27].
2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Để tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân những năm qua, trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về đất đai, lao động, khoa học,… thị
xã đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành CN - XDCB và dịch vụ. Sự chuyển dịch như trên là phù hợp với tiến trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn và tạo tiền đề phát triển cho những năm tiếp theo. Trong vòng 5 năm, từ 2008 đến 2013, tỷ trọng của ngành CN - XDCB trong tổng GDP đã tăng từ 58,72% lên 75,3%; nông nghiệp cũng giảm nhẹ từ 4.48% xuống 2.4% trong khi đó tỷ trọng ngành TM - DV giảm từ 36,8% năm 2008 xuống còn 22.3% vào năm 2013.
Năm 2008 Năm 2013
Hình 2.1. Cơ cấu kinh tế thị xã Từ Sơn năm 2008 và 2013
Với cơ cấu kinh tế này, hiện nay khối ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản đang là ngành chủ yếu trong nền kinh tế của thị xã Từ Sơn, tiếp theo là ngành TM - DV. Ngành nông nghiệp khơng cịn chiếm ưu thế và có giá trị thấp (chỉ đạt gần 2,4%).
2.2.4. Cơ sở hạ tầng
Mạng lưới giao thông trên địa bàn thị xã trong những năm qua đã được quan tâm và đầu tư tích cực. Các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, các tuyến đường giao thông được đầu tư rất mạnh đáp ứng cho nhu cầu đi lại của nhân dân và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trên địa bàn thị xã có quốc lộ 1A, 1B và đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn chạy qua, ngồi ra cịn có dự án đường sắt n Viên - Phả Lại - Cái Lân đang được thi cơng qua địa bàn.
Bên cạnh đó nhiều tuyến đường mới đã được quy hoạch và nâng cấp với nguồn kinh phí lớn tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các khu, các cụm công
58.72 36.8 4.48 CN - XDCB TM - DV NN 75.3 22.3 2.4
trong khu vực như quốc lộ 1 cũ, quốc lộ 1 mới, tỉnh lộ 277, tỉnh lộ 287.
* Những lợi thế và hạn chế đối với phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Từ Sơn
Những lợi thế
- Thị xã Từ Sơn nằm ở vị trí địa lý rất thuận lợi, cách khơng xa các đô thị lớn, đặc biệt là khu tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, khí hậu, thuỷ văn khá thuận lợi, tạo điều kiện cho Từ Sơn trong việc giao lưu và nắm bắt được những thông tin kinh tế, thị trường, kinh nghiệm sản xuất, tiếp cận công nghệ cao, phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của thị xã.
- Địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ phì nhiêu, nguồn nước dồi dào, khí hậu ơn hồ, nền nhiệt độ cao, lượng mưa thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt cho sản xuất nơng nghiệp.
- Có nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động trẻ, khoẻ, thuận lợi cho việc học tập tiếp thu khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Kinh tế phát triển toàn diện với nhịp độ tăng trưởng nhanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hài hòa, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp có những khởi động quan trọng cho bước phát triển mới, sản xuất nơng nghiệp có nhiều cố gắng, các lĩnh vực văn hóa, xã hội có bước chuyển biến tích cực. Hệ thống chính trị được kiện toàn, đội ngũ cán bộ được củng cố, đoàn kết thống nhất, quốc phòng an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng lên, bộ mặt đô thị, nông thôn ngày càng đổi mới. Kết quả đạt được trong thời gian qua là tiền đề rất quan trọng cho bước phát triển mới trong những năm tới của thị xã.
Những hạn chế
- Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và ngay trong nội bộ từng ngành cịn chậm, nền kinh tế vẫn cịn mang nặng tính thuần nơng, chưa hình thành được ngành kinh tế mũi nhọn đóng vai trị đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế.
- Thiếu nguồn vốn đầu tư, khả năng thu hút vốn còn hạn chế, số lao động chưa có việc làm và thiếu việc làm cịn nhiều, lao động có tay nghề cao và cán bộ quản lý kinh doanh còn thiếu. Một số đơn vị sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp có thiết bị kỹ thuật lạc hậu, sản xuất kinh doanh không ổn định, các sản phẩm tạo ra chưa đủ
sức cạnh tranh trên thị trường.
- Mật độ dân số cao, bình qn diện tích đất nơng nghiệp thấp và đang có xu hướng ngày một giảm dần. Tỷ lệ hộ giàu và khá còn thấp, thu nhập và mức sống của người dân mặc dù có tiến bộ song vẫn thấp hơn so với mức bình quân chung khu vực.
* Những vấn đề kinh tế - xã hội gây áp lực đối với quỹ đất nông nghiệp của thị xã Từ Sơn
Từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của thị xã cho thấy áp lực đối với đất đai ngày càng gia tăng, đặc biệt trong thời kỳ phát triển cơng nghiệp và đơ thị hố như hiện nay, áp lực đối với đất đai được thể hiện ở các mặt chính sau:
- Cơ cấu kinh tế của thị xã hiện nay đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp. Cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ kéo theo chuyển mục đích sử dụng đất, dẫn đến có nhiều diện tích đất nơng nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp để đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế.
- Theo quy luật, công nghiệp và dịch vụ phát triển, các đô thị cũng sẽ hình thành và phát triển theo, kèm theo đó là hệ thống giao thông và kết cấu hạ tầng xã hội. Sự phát triển này cũng làm mất đi một diện tích đáng kể đất nơng nghiệp.
- Trong những năm qua, mặc dù cơng tác kế hoạch hố gia đình đã đạt được nhiều kết quả, nhưng tỷ lệ tăng dân số vẫn ở mức cao 2,02%, việc lấy đất để xây dựng nhà ở cho các hộ phát sinh, dành đất cho xây dựng cải tạo mở rộng các cơng trình phục vụ đời sống văn hố, giáo dục thể thao, giải trí,…và các cơng trình cơng cộng phục vụ đời sống của người dân là cần thiết, diện tích đất dành cho nhu cầu này tại các xã, phường trong thị xã là tương đối lớn.
Tóm lại từ nay đến năm 2020, nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực ngày càng tăng, đặc biệt là nhu cầu đất cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển đô thị, phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội,… sẽ gây áp lực lớn đối với quỹ đất nói chung và đặc biệt là quỹ đất nơng nghiệp nói riêng. Do vậy việc sử dụng đất đai sao cho tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả là vấn đề cần quan tâm hàng đầu.
2.3. Tình hình sử dụng và biến động đất đai của thị xã Từ Sơn giai đoạn 2008 - 2013
2.3.1. Công tác quản lý đất đai
Trước đây công tác quản lý về đất đai chủ yếu là theo dõi thống kê đất nông nghiệp, các vấn đề như giải quyết tranh chấp đất đai, theo dõi biến động đất đai, giao đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất,…hầu như khơng được đề cập đến.
Trong thời kỳ 1993 - 2003, cùng với các địa phương, Đảng bộ và nhân dân thị xã Từ Sơn đã thực hiện tốt các chủ trương lớn của Nhà nước và của ngành về công tác quản lý đất đai theo Luật Đất đai 1993, sửa đổi, bổ sung năm 1998, từng bước đưa công tác này đi vào nề nếp, hạn chế được những tiêu cực phát sinh trong công tác quản lý và sử dụng đất. Sau khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành, cơng tác quản lý đất đai trên địa bàn thị xã tiếp tục được củng cố, cơ bản hoàn thành được những nhiệm vụ và kế hoạch của ngành cũng như của thị xã trên cả 13 nội dung về quản lý nhà nước về đất đai (Khoản 2 Điều 6) mà Luật Đất đai đã quy định. Luât Đất đai 2013 ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/7/2014 thì cơng tác quản lý đất đai trên địa bàn thị xã Từ Sơn càng chặt chẽ hơn.
Ngoài ra trong tình hình chung của ngành, để quản lý chặt chẽ và có hệ thống, tỉnh Bắc Ninh đã được duyệt dự án xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai đợt 1 tại 12 xã, phường, thị trấn, trong đó thị xã Từ Sơn được thực hiện tại địa bàn 3 phường. Năm 2012, UBND tỉnh đang tiếp tục trình Bộ Tài ngun và Mơi trường đợt 2 gồm 20 xã, phường, thị trấn, trong đó thị xã Từ Sơn được trình tồn bộ 9 xã, phường còn lại. Đây là một điều kiện thuận lợi để thị xã nâng cao chất lượng hệ thống quản lý đất đai, đáp ứng yêu cầu của xã hội.
2.3.2. Hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất
2.3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2013, tổng diện tích tự nhiên của thị xã là 6.133,23ha, chiếm 7,45% diện tích tự nhiên của tỉnh. Bình qn diện tích tự nhiên trên đầu người đạt 412,21 m2/người. Tổng diện tích đã được khai thác đưa vào sử dụng cho các mục đích đạt 99,66% diện tích tự nhiên.
Bảng 2.3. Hiện trạng sử dụng đất thị xã Từ Sơn năm 2013 STT Mục đích sử dụng đất Mã