Hình 3.5 Biểu đồ thể hiện mục đích sử dụng tiền đền bù của các hộ điều tra
5. Cấu trúc luận văn
3.1.2. Nguồn vốn con người
Trước khi thu hồi đất, tổng số thành viên trong 100 hộ gia đình được khảo sát là 442, trong đó có 318 người là lao động chính (từ 15 tuổi trở lên).
Theo tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra, số người trong độ tuổi lao động chính thức là chiếm tỷ lệ khá cao là 82,7%. Trong đó, chủ yếu là số lao động từ 25 - 60 tuổi (chiếm 72,3%) còn số lao động trẻ, từ 15 - 25 tuổi chiếm khoảng 29,9%. Số người trên độ tuổi lao động chiếm 17,3%. Hầu hết, những người này đã già cả, không đảm nhận được các công việc nặng nhọc (chỉ làm những việc vặt trong nhà hoặc chăm sóc cháu nhỏ) và thường sống nhờ vào chu cấp của con cháu, một số ít có lương hưu có thể đóng góp vào chi tiêu của gia đình.
Bảng 3.2. Đặc điểm người lao động ở các hộ bị thu hồi đất
Chỉ tiêu Tổng số
(người)
Tỷ lệ (%)
Số lao động bị ảnh hưởng do thu hồi đất 318 100
1. Phân theo trình độ văn hóa
1.1. Tiểu học 79 24,8
1.2. Trung học cơ sở 153 48,1
1.3. Phổ thông trung học 50 15,7
1.4. Trung học/ Cao đẳng 23 7,2
1.4. Đại học 13 4,1
2. Phân theo độ tuổi 318
2.1. Từ15 - 18 tuổi 33 10,4
2.2. Từ 18 - 25 tuổi 62 19,5
2.3. Từ 25 - 35 tuổi 65 20,4
2.5. Từ 35 - 60 tuổi 103 32,4
2.6. Trên 60 tuổi 55 17,3
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn hộ gia đình, năm 2014)
Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động phân theo trình độ văn hóa
24.8 48.1 15.7 7.2 4.1 1.1. Tiểu học 1.2. Trung học cơ sở 1.3. Phổ thông trung học 1.4. Trung học/ Cao đẳng 1.4. Đại học
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động phân theo độ tuổi
Trong đó, số lao động trẻ, từ 15 đến 35 tuổi chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 50,3%. Số lao động từ 35 tuổi trở lên chiếm khoảng 32,4%. Trên thực tế, những người này rất khó tìm được việc làm mới do họ đã quá tuổi để đào tạo nghề và để được tuyển dụng vào các cơng ty, xí nghiệp,… Mặt khác, bản thân họ cũng khó có thể đi nơi khác tìm việc làm vì đa số ở tuổi này đã có gia đình và là trụ cột kinh tế chính trong gia đình. Đối với nghề nơng thì nhiều khi người lao động trên 60 tuổi (chiếm 17,3%) vẫn có thể tham gia vào lao động nông nghiệp, thế nhưng để chuyển đổi sang nghề phi nơng nghiệp thì đây là số lao động ít có khả năng thích nghi với nghề mới nhất.
Điều đáng nói ở đây là phần lớn lao động nơng nghiệp chỉ đạt trình độ trung học cơ sở (48,1%). Chỉ có 15,7% lao động đạt trình độ phổ thơng trung học, và chỉ rất ít lao động có 11,3% đạt trình độ đại học, cao đẳng và trung học (Bảng 3.2, Hình
3.1). Do đó, hầu hết người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp đều không đáp ứng
đủ điều kiện về trình độ văn hóa để được tuyển dụng vào các vị trí có thu nhập cao và ổn định trong các ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại,…
Mặt khác, bản thân những người lao động ở đây cũng chưa kịp chuẩn bị để tìm nghề mới về tư tưởng, ý thức để sẵn sàng tìm việc làm mới, hoặc tham gia học việc để làm nghề mới sau khi bị thu hồi đất. Họ trông chờ nhiều vào số tiền đền bù của Nhà nước, và vào hỗ trợ việc làm của chủ đầu tư, hoặc của chính quyền địa phương.
10.4 19.5 20.4 32.4 17.3 Từ15-18 tuổi Từ 18-25 tuổi Từ 25 đến 35 tuổi Từ 35-60 tuổi Trên 60 tuổi
Như vậy ta thấy, các hộ bị mất đất lại có độ tuổi cao và trình độ văn hố thấp. Đây là khó khăn trong việc giải quyết việc làm cho lao động sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp.