Tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án ở phường Trang Hạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ cho dự án khu công nghiệp hanaka, thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh và đề xuất giải pháp ổn định sinh kế cho người dân (Trang 68)

STT Hạng mục bồi thường Đơn giá (đồng/m2) Diện tích (m2)

Tiền bồi thường

(đồng) 1 Bồi thường về đất 70.000 182.728,9 12.791.023.000 2 Bồi thường hoa màu 9.000 184.971,8 1.664.746.200 3 Hỗ trợ đối với đất nông nghiệp tạm

giao 70.000 3.586,6 222.844.300

4 Hỗ trợ chuyển đổi việc làm cho hộ có

đất giao lâu dài 14.700 182.728,9 2.686.114.830 5 Hỗ trợ ổn định đời sống cho hộ có đất

giao lâu dài 5.300 182.728,9 968.463.170

6 Bồi thường tài sản trên đất 278.661.278

7 Hỗ trợ di chuyển phần mộ 30.062.500

8 Kinh phí thực hiện GPMB (2%) 372.838.305

Cộng 19.014.753.583

(Nguồn: Tổng hợp từ Phương án bồi thường GPMB Dự án nghiên cứu, năm 2011) Theo số liệu bảng 2.7 và bảng 2.8 trên, phường Trang Hạ đã bàn giao mặt bằng cho Dự án xây dựng KCN Hanaka đến hết năm 2011 là 186.315,5m2 diện tích đất nông nghiệp, đạt tỷ lệ 100% so với phương án. Trong đó, diện tích đất nơng nghiệp giao lâu dài là 182.728,9m2 của 294 hộ gia đình và diện tích đất nơng nghiệp tạm giao là 3.586,6m2 của 10 hộ gia đình được hỗ trợ với giá bằng 30% so với giá bồi thường về đất nông nghhiệp giao lâu dài, còn lại được bồi thường, hỗ trợ bổ xung vào quỹ ngân sách của của phường. Với tổng số tiền bồi thường về đất, tài sản trên đất và hoa màu là 14.734.430.478 đồng (theo Quyết định số 07/2008/QĐ- UBND và 172/QĐ-UBND ngày 23/12/2008 của UBND tỉnh) và hỗ trợ là 3.907.484.800 đồng (theo Quyết định số 07/2008/QĐ-UBND ngày 21/01/2008 của UBND tỉnh Bắc Ninh).

Bảng 2.9. Kết quả thực hiện GPMB của dự án ở phường Đồng Nguyên

Nội dung Đơn

vị tính

Phải thu hồi Đã bàn giao

mặt bằng

Tỷ lệ thực hiện (%)

- Tổng diện tích m2 439.918,2 280.740,8 100

+ Diện tích đất nơng nghiệp giao lâu dài

m2

396.766,6 237.589,2 59,88 + Diện tích đất nơng nghiệp

tạm giao

m2

43.151,6 43.151,6 100

- Tổng số hộ bị ảnh hưởng Hộ 695 453 100

+ Số hộ bị thu hồi đất nông

nghiệp giao lâu dài Hộ 653 411 59,13

+ Số hộ bị thu hồi đất nông

nghiệp tạm giao Hộ 42 42 100

(Nguồn: Tổng hợp từ GPMB Dự án nghiên cứu, năm 2009)

Bảng 2.10. Tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án ở phường Đồng Nguyên

STT Hạng mục bồi thường Đơn giá

(đồng/m2)

Diện tích

(m2)

Tiền bồi thường

(đồng) 1 Bồi thường đất lâu dài 70.000 237.589,2 16.631.244.000

2 Bồi thường hoa màu 9.000 272.331,6 2.450.984.400

3

Hỗ trợ đối với đất nông nghiệp tạm giao

Đất nông nghiệp Đất nuôi trồng thủy sản 70.000 50.000 18.544,0 24.607,6 1.298.080.000 1.230.380.000 4 Hỗ trợ chuyển đổi việc làm cho hộ có đất

giao lâu dài 14.700 237.589,2 3.492.561.240

5 Hỗ trợ ổn định đời sống cho hộ có đất

giao lâu dài 5.300 237.589,2 1.259.222.760

STT Hạng mục bồi thường Đơn giá

(đồng/m2)

Diện tích

(m2)

Tiền bồi thường

(đồng) 7 Chi phí bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc 355.418.950

8 Chí phí bồi thường cây cối, hoa màu 54.620.000

9 Kinh phí thực hiện GPMB (2%) 535.536.807

Cộng 27.312.377.157

(Nguồn: Tổng hợp từ Phương án bồi thường GPMB Dự án nghiên cứu, năm 2009)

Phường Đồng Nguyên đã GPMB được diện tích 280.740,8m2 của 453 hộ gia đình với tổng số tiền đã chi trả cho công tác bồi thường, hỗ trợ là 27.312.377.157 đồng. Trong đó, có 237.589,2m2 là diện tích đất nơng nghiệp giao lâu dài của 411 hộ gia đình đạt tỷ lệ 59.88% so với phương án và 43.151,6m2 diện tích đất nơng nghiệp tạm giao của 42 hộ gia đình đạt tỷ lệ 100%. Với tổng số tiền bồi thường về đất, cây cối và hoa màu là 19.492.267.350 đồng (theo Quyết định số 07/2008/QĐ- UBND và 172/QĐ-UBND ngày 23/12/2008 của UBND tỉnh) và hỗ trợ là 7.284.573.000 đồng (theo Quyết định số 07/2008/QĐ-UBND ngày 21/01/2008 của UBND tỉnh Bắc Ninh).

Phường Đồng Nguyên còn 159.177.4m2 của 242 hộ gia đình đang tiếp tục được bồi thường GPMB vào đợt 2 của dự án. Chủ đầu tư đã lập kế hoạch và phương án bồi thường và hỗ trợ trình UBND các cấp có thẩm quyền trong năm 2014 và đang chờ quyết định của UBND các cấp ra quyết định để tiếp tục công tác thu hồi đất, GPMB.

Như vậy, tổng diện tích hai phường Đồng Nguyên và Trang Hạ đã bàn giao mặt bằng cho dự án xây dựng KCN Hanaka là 467.056,3m2 (bao gồm diện tích của đất nơng nghiệp giao lâu dài và đất nơng nghiệp tạm giao) của 757 hộ gia đình với tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ là 46.327.130.740 đồng.

CHƯƠNG 3

ĐÁNH GIÁ THAY ĐỔI SINH KÊ CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN

TẠI PHƯỜNG ĐỒNG NGUYÊN VÀ PHƯỜNG TRANG HẠ DO THU HỒI

ĐẤT NÔNG NGHIỆP CHO DỰ ÁN KCN HANAKA

VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP 3.1. Các nguồn vốn sinh kế của người dân bị thu hồi đất

3.1.1. Nguồn vốn tự nhiên

Hai phường Đồng Nguyên và Trang Hạ thuộc thị xã Từ Sơn là khu vực mà người dân vẫn chủ yếu sản xuất nông nghiệp trước khi bị thu hồi đất. Do đó, việc thu hồi đất nơng nghiệp của người dân dể xây dựng dự án KCN Hanaka đã dẫn đến nhiều thay đổi, trước hết đến nguồn đất đai của người dân.

Đất đai là nguồn vốn tự nhiên quan trọng trước đây của người dân khu vực nghiên cứu. Đất đai là tư liệu sản xuất, là công cụ để thực hiện phương thức sinh kế, là cơ sở tạo nên nguồn lương thực quan trọng cho người nông dân.

Bảng 3.1. Diện tích đất đai bình qn của các nhóm hộ điều trong giai đoạn 2011 - 2014 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2014 So sánh tăng/giảm giữa năm 2014 với

năm 2011

- Đất NN/hộ gia đình m2 1268,08 617.55 -51,3%

- Đất NN/khẩu m2/khẩu 293,72 182.86 -37,74%

- Đất NN/LĐNN m2/LĐ 514,13 247,26 -51,91%

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn hộ gia đình, năm 2014)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, chỉ tiêu diện tích đất nơng nghiệp ở khu vực nghiên cứu có nhiều thay đổi trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014, chủ yếu do quá trình chuyển đổi đất nơng nghiệp thành đất KCN. Q trình chuyển đổi này đã dẫn đến sự giảm mạnh các chỉ tiêu về diện tích bình qn đất nơng nghiệp trên hộ, trên lao động nông nghiệp và trên khẩu trong giai đoạn này. Năm 2011, bình qn diện tích đất nơng nghiệp/hộ gia đình là 1268,08m2, đến năm 2014 chỉ còn

51,91%; diện tích đất nơng nghiệp/khẩu cũng giảm hẳn từ 293,72m2/khẩu năm 2011 xuống còn 182,86m2/khẩu năm 2014, giảm 37,74%. Từ đây có thể thấy nguồn tài sản sinh kế đặc biệt là đất đai của hộ đã bị thu hẹp rất nhiều.

Việc đánh giá sự thiếu hụt đất sản xuất của các hộ gia đình được hỏi khơng giống nhau. Có đến 20% số hộ điều tra cho rằng hiện tại họ thiếu đất sản xuất, đây là những hộ chủ yếu dựa vào sản xuất nơng nghiệp để ni sống cả gia đình. Cịn lại, 15% số hộ cho biết là diện tích đất cịn lại cũng đủ để họ sản xuất. Đây phần lớn là những hộ sức khoẻ yếu không làm được nhiều hoặc đã có ngành nghề, việc làm phi nơng nghiệp cho các thành viên trong gia đình. Có tới 65% số hộ điều tra cho là thừa đất sản xuất. Những hộ này thường cho họ hàng canh tác hoặc cho người khác thuê đất sản xuất. Đây là những hộ có cơng việc phi nơng nghiệp với mức thu nhập cao hơn thu nhập bình qn có được từ sản xuất nơng nghiệp. Vì thế, họ bỏ khơng làm nơng nghiệp trên diện tích cịn lại hoặc có làm cũng khơng đầu tư nhiều vào đó.

Như vậy, sau khi thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng KCN thì nguồn vốn đất đai có sự dịch chuyển khá lớn. Việc sử dụng đất nông nghiệp của hộ cịn nhiều lãng phí, mặc dù nguồn lực đất đai của hộ bị thu hẹp nhưng hộ không tận dụng diện tích đất cịn lại để thâm canh tăng vụ mà vẫn giữ nguyên diện tích đất 2 vụ lúa.

3.1.2. Nguồn vốn con người

Trước khi thu hồi đất, tổng số thành viên trong 100 hộ gia đình được khảo sát là 442, trong đó có 318 người là lao động chính (từ 15 tuổi trở lên).

Theo tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra, số người trong độ tuổi lao động chính thức là chiếm tỷ lệ khá cao là 82,7%. Trong đó, chủ yếu là số lao động từ 25 - 60 tuổi (chiếm 72,3%) còn số lao động trẻ, từ 15 - 25 tuổi chiếm khoảng 29,9%. Số người trên độ tuổi lao động chiếm 17,3%. Hầu hết, những người này đã già cả, không đảm nhận được các công việc nặng nhọc (chỉ làm những việc vặt trong nhà hoặc chăm sóc cháu nhỏ) và thường sống nhờ vào chu cấp của con cháu, một số ít có lương hưu có thể đóng góp vào chi tiêu của gia đình.

Bảng 3.2. Đặc điểm người lao động ở các hộ bị thu hồi đất

Chỉ tiêu Tổng số

(người)

Tỷ lệ (%)

Số lao động bị ảnh hưởng do thu hồi đất 318 100

1. Phân theo trình độ văn hóa

1.1. Tiểu học 79 24,8

1.2. Trung học cơ sở 153 48,1

1.3. Phổ thông trung học 50 15,7

1.4. Trung học/ Cao đẳng 23 7,2

1.4. Đại học 13 4,1

2. Phân theo độ tuổi 318

2.1. Từ15 - 18 tuổi 33 10,4

2.2. Từ 18 - 25 tuổi 62 19,5

2.3. Từ 25 - 35 tuổi 65 20,4

2.5. Từ 35 - 60 tuổi 103 32,4

2.6. Trên 60 tuổi 55 17,3

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn hộ gia đình, năm 2014)

Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động phân theo trình độ văn hóa

24.8 48.1 15.7 7.2 4.1 1.1. Tiểu học 1.2. Trung học cơ sở 1.3. Phổ thông trung học 1.4. Trung học/ Cao đẳng 1.4. Đại học

Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động phân theo độ tuổi

Trong đó, số lao động trẻ, từ 15 đến 35 tuổi chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 50,3%. Số lao động từ 35 tuổi trở lên chiếm khoảng 32,4%. Trên thực tế, những người này rất khó tìm được việc làm mới do họ đã quá tuổi để đào tạo nghề và để được tuyển dụng vào các cơng ty, xí nghiệp,… Mặt khác, bản thân họ cũng khó có thể đi nơi khác tìm việc làm vì đa số ở tuổi này đã có gia đình và là trụ cột kinh tế chính trong gia đình. Đối với nghề nơng thì nhiều khi người lao động trên 60 tuổi (chiếm 17,3%) vẫn có thể tham gia vào lao động nông nghiệp, thế nhưng để chuyển đổi sang nghề phi nơng nghiệp thì đây là số lao động ít có khả năng thích nghi với nghề mới nhất.

Điều đáng nói ở đây là phần lớn lao động nơng nghiệp chỉ đạt trình độ trung học cơ sở (48,1%). Chỉ có 15,7% lao động đạt trình độ phổ thơng trung học, và chỉ rất ít lao động có 11,3% đạt trình độ đại học, cao đẳng và trung học (Bảng 3.2, Hình

3.1). Do đó, hầu hết người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp đều không đáp ứng

đủ điều kiện về trình độ văn hóa để được tuyển dụng vào các vị trí có thu nhập cao và ổn định trong các ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại,…

Mặt khác, bản thân những người lao động ở đây cũng chưa kịp chuẩn bị để tìm nghề mới về tư tưởng, ý thức để sẵn sàng tìm việc làm mới, hoặc tham gia học việc để làm nghề mới sau khi bị thu hồi đất. Họ trông chờ nhiều vào số tiền đền bù của Nhà nước, và vào hỗ trợ việc làm của chủ đầu tư, hoặc của chính quyền địa phương.

10.4 19.5 20.4 32.4 17.3 Từ15-18 tuổi Từ 18-25 tuổi Từ 25 đến 35 tuổi Từ 35-60 tuổi Trên 60 tuổi

Như vậy ta thấy, các hộ bị mất đất lại có độ tuổi cao và trình độ văn hố thấp. Đây là khó khăn trong việc giải quyết việc làm cho lao động sau khi bị thu hồi đất nơng nghiệp.

3.1.3. Nguồn vốn tài chính

Sau khi các hộ gia đình nơng dân bị thu hồi đất nông nghiệp và được Nhà nước bồi thường thiệt hại, thì giá trị nguồn vốn tự nhiên (đất nơng nghiệp) của các hộ gia đình đã được chuyển thành nguồn vốn tài chính. Trước đây đất nơng nghiệp là phương tiện tạo sinh kế quan trọng của hộ nông dân, bây giờ đất của họ bị thu hồi, bù lại, họ được nhận một khoản tiền. Để đảm bảo sinh kế lâu dài, nguồn vốn này phải được hộ dân sử dụng vào mục đích đầu tư sản xuất tạo nguồn thu nhập hoặc học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp (đầu tư cho vốn con người). Còn nếu chỉ sử dụng số tiền này vào mục đích xây dựng nhà cửa, mua sắm tài sản (phát triển nguồn vốn vật chất), mà không quan tâm đến ổn định sinh kế lâu dài thì sinh kế của người dân về lâu dài sẽ khó khăn. Khi sinh kế khó khăn họ sẽ bị hạn chế trong việc học hành, khám chữa bệnh, tiếp cận thơng tin¼Tức là khi đất nông nghiệp của người nông dân bị thu hồi họ có thể cịn bị mất đi cơ hội để phát triển bản thân, gia đình cũng như tiếp cận xã hội.

Nguồn vốn tài chính từ thu nhập hộ gia đình

Thu nhập là một chỉ báo rất quan trọng để đo mức sống của người dân. Thu nhập bình qn có thể được tính theo thu nhập bình quân hộ/năm, theo đầu người/năm và đầu người/tháng.

Bảng 3.3. Tình hình thu nhập của các hộ sau khi thu hồi đất

STT Chỉ tiêu Tổng số Tỷ lệ %

Tổng số hộ 100 100

1 Số hộ có thu nhập cao hơn 70 70

2 Số hộ có thu nhập khơng đổi 25 25

3 Số hộ có thu nhập kém đi 5 5

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn hộ gia đình, năm 2014)

thu nhập của họ từ trước khi bị thu hồi đất đến 3 năm sau khi bị thu hồi đất là có tăng lên, 25% số hộ nói việc thu hồi đất không làm ảnh hưởng nhiều đến mức thu nhập của họ những hộ này không tham gia trực tiếp sản xuất nông nghiệp, mà kiếm sống bằng nghề bn bán, cịn đất nơng nghiệp của họ thì cho người khác thuê hoặc mượn để canh tác. Có 5% số hộ công nhận rằng mức thu nhập của họ sau khi bị thu hồi đất kém đi hẳn so với thời điểm trước khi bị thu hồi đất. Năm hộ có thu nhập kém đi sau khi thu hồi đất đều thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Thu nhập kém đi là do các hộ này khơng biết tính tốn trong chi tiêu, khi nhận được tiền bồi thường đã sử dụng hết để xây dựng nhà cửa, thậm chí là cịn phải vay mượn thêm để chi tiêu.

Bảng 3.4. Thu nhập bình quân của các hộ gia đình trong một tháng STT Mức thu nhập của các hộ STT Mức thu nhập của các hộ (triệu/tháng) Số hộ đạt mức thu nhập Tỷ lệ so với tổng số hộ được hỏi (%) 1 <= 5 6 6 2 5-8 40 40 3 8-12 46 46 5 >=12 8 8

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn hộ gia đình, năm 2014)

Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện mức thu nhập của các hộ gia dình trong tháng

6 40 46 8 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

< 5 triệu/tháng 5 - 8 triệu/tháng 8-12 triệu/tháng >12 triệu/tháng

Số hộ

Mức thu nhập của các hộ

Tại dự án này, những hộ gia đình có mức thu nhập cao là người kinh doanh, bn bán mà có vốn lớn để mở các quán ăn, sửa chữa xe máy, buôn bán vật liệu xây dựng…với thu nhập hàng tháng từ 8 -12 triệu/tháng chiếm tổng số 46% tổng số hộ được hỏi. Đặc biệt, ở đây có những hộ có thu nhập rất cao từ bn bán và kinh doanh đồ gỗ với mức thu nhập hơn 12 triệu/tháng, nhưng tỉ lệ các hộ đạt mức thu nhập này rất ít ỏi, chiếm 8% số hộ gia đình được hỏi. Tỷ lệ số hộ gia đình đạt mức thu nhập trung bình từ 5 - 8 triệu/tháng chiếm 40% tổng số hộ dân được hỏi. Những hộ gia đình này thường có các lao động trong gia đình tìm được việc làm ổn định trong các công ty tư nhân, các KCN, làm nghề sửa chữa xe máy,… Các hộ gia đình có mức thu nhập từ dưới 5 triệu/tháng vẫn chiếm tỉ lệ ít khoảng 6% số hộ được hỏi. Đây thường là những hộ gia đình lớn tuổi và những hộ có lao động làm công việc tạm thời, không định như phụ xây, làm mướn,… Như vậy, có thể khẳng định rằng đối với các hộ có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ cho dự án khu công nghiệp hanaka, thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh và đề xuất giải pháp ổn định sinh kế cho người dân (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)