Khái quát chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai tại quận nam từ liêm, thành phố hà nội (Trang 34 - 38)

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Ngày 27/12/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết số 132/NQ- CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 02 quận và 23 phường thuộc thành phố Hà Nội. Theo đó, quận Nam Từ Liêm được thành lập trên cơ sở 6 xã (Mỹ Đình, Mễ Trì, Tây Mỗ, Đại Mỗ, Xuân Phương, Trung Văn) và một phần thị trấn Cầu Diễn thuộc huyện Từ Liêm cũ. Sau khi thành lập Quận Nam Từ Liêm có 10 đơn vị hành chính cấp phường (Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, Mễ Trì, Phú Đơ, Xuân Phương, Phương Canh, Tây Mỗ, Đại Mỗ, Cầu Diễn, Trung Văn). Từ ngày 01/4/2014, UBND quận Nam Từ Liêm và 10 phường trực thuộc đã chính thức đi vào hoạt động. Quận có diện tích 3.227,46 ha, có địa giới hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp quận Bắc Từ Liêm; - Phía Nam giáp quận Hà Đơng;

- Phía Đơng giáp quận Cầu Giấy và quận Thanh Xuân; - Phía Tây giáp huyện Hồi Đức.

Quận Nam Từ Liêm có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế, nằm ở cửa ngõ trên các huyết mạch của thủ đô (Đại lộ Thăng Long, Quốc lộ 32 và tuyến cao tốc Phạm Văn Đồng – Nội bài). Nam Từ Liêm nằm trong khu vực định hướng phát triển chủ yếu của thành phố đến năm 2050 – là vùng có điều kiện cho phát triển đô thị, đồng thời là vành đai xanh của thành phố.

Hình 2.1: Vị trí của quận Nam Từ Liêm b. Địa chất - địa hình b. Địa chất - địa hình

Từ Liêm nằm trong vùng sụt lún Hà Nội, được lấp đầy bởi trầm tích Đệ tứ có tuổi Pleistocen và Holocen.Thành phần vật chất chủ yếu là cát kết, bội kết và sét kết. Địa hình tương đối bằng phẳng với độ cao trung bình 6 – 7 m, thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Khu vực thấp nhất là vùng phía Nam thuộc các xã Tây Mỗ, Đại Mỗ với nhiều ơ trũng, hồ đầm.

Dạng địa hình vàn thấp, với độ cao < 5m, thường ngập nước, tập trung ở các phường Tây Mỗ, Mỹ Đình và Mễ Trì được sử dụng trồng lúa và đào ao thả cá.Dạng địa hình trung bình – cao > 5m được sử dụng nhiều làm nhà ở và các cơng trình của huyện.

c. Khí hậu - Thuỷ văn * Khí hậu

Quận nằm trong khu vực khí hậu chung của thành phố, chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều. Một năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 24oC; lượng mưa trung bình năm là 1.600mm - 1.800mm; độ ẩm khơng khí cao, trung bình khoảng 82%.

*Thuỷ văn

Trên địa bàn Quận có hệ thống sơng ngịi tương đối dày đặc, chịu sự ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Hồng, sơng Nhuệ và sơng Pheo, đây là ba tuyến thốt nước chủ yếu của Quận. Ngồi ra Quận cịn có nhiều hồ tự nhiên là nguồn dự trữ nước ngọt quan trọng vào mùa khô.

d. Thổ nhưỡng

Từ Liêm nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên đất đai màu mỡ, với diện tích đất tự nhiên là 7562,8 ha. Tuy nhiên hoạt động đắp đê có từ thời vua Hồng Đức (cách đây khoảng 800 năm) đã và đang làm bạc màu các loại đất, bào mòn bề mặt mặc dù con người ở đây cũng luôn cải tạo bồi bổ đáng kể chất lượng đất. Các loại đất chính trong khu vực quận:

- Đất phù sa khơng được bồi: Có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, tầng đất dày, độ cao từ 6 – 8 m, phân bố trên tồn huyện, có diện tích khá lớn. Người dân sử dụng chủ yếu để trồng lúa, hoa màu và cây lâu năm.

- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng: nằm ở độ cao rất lớn (8 - 10 m), thành phần cơ giới thịt nặng, tầng đất dày hơn 100 cm. Loại đất này thuộc loại trầm tích loang lổ đỏ vàng hệ tầng Vĩnh Phúc, bào mòn hạ thấp dần, đang diễn ra quá trình laterit hố và bào mịn bề mặt nên đất rắn chắc và hạ thấp dần. Chủ yếu được sử dụng để trồng cây cảnh (hoa đào), cây ăn quả (hồng xiêm) và làm nhà ở.

- Đất phù sa glây: Tập trung nhiều nhất ở các phường Tây Mỗ, Đại Mỗ, Xuân Phương, Mỹ Đình. Độ cao thấp (< 5 m) nên thường xuyên thừa ẩm và ngập nước dẫn đến q trình glây mạnh. Đất có thành phần cơ giới cát pha đến thịt nhẹ và thịt trung bình. Người dân đã tận dụng để trồng lúa, đào ao thả cá hoặc trồng các loại rau ưa ẩm (rau muống, rau cần).

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

a. Chính sách, dự án và chương trình phát triển kinh tế - xã hội

Chính sách và dự án phát triển có tác dụng định hướng sự hình thành cảnh quan nhân sinh ở tầm vĩ mô và dự báo chúng trong tương lai. Đồng thời, nó là cơng cụ kinh tế để điều chỉnh sự phát triển lãnh thổ, làm cơ sở cho các hoạt động khai thác, sử dụng trực tiếp tài nguyên thiên nhiên góp phần tạo nên các cảnh quan nhân sinh như: hệ thống đường giao thông, đê điều, khu đơ thị, … với điều kiện vi khí hậu và thảm thực vật hồn tồn khác. Đó là nhân tố quan trọng làm thay đổi tính chất cảnh quan lẫn khơng gian phân bố.

Q trình đơ thị hố ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển cảnh quan nhân sinh khu vực nghiên cứu, nhất là các khu vực gần trục đường giao thông và những nơi tiếp giáp nội thành, có mật độ xây dựng lớn hơn các khu vực khác.Sau chính sách đổi mới năm 1986, áp lực lên đất nội thành gia tăng mạnh mẽ.Ranh giới đô thị liên tục thay đổi và mở rộng về phía Tây Hà Nội.

Theo quy hoạch chung Thủ đơ Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2050, quận Nam Từ Liêm là một trong những đô thị lõi, là trung tâm hành chính, dịch vụ, thương mại của Thủ đô Hà Nội. Quận Nam Từ Liêm có nhiều cơng trình kiến trúc hiện đại và quan trọng của Quốc gia và Thủ đô Hà Nội. Quận cũng là địa phương có tốc độ đơ thị hóa nhanh và mạnh mẽ trong các quận, huyện thuộc Thành phố, với nhiều dự án trọng điểm đã và đang được triển khai.

b. Phát triển kinh tế

Cùng với việc phát triển kinh tế chung của thành phố Hà Nội, trong năm qua kinh tế của Quận đã có bước chuyển biến tích cực, đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt, mức đầu tư hạ tầng cơ sở được nâng cao, hệ thống giao thông, thủy lợi, các trường học, bệnh viện, cơng trình văn hố... được củng cố và phát triển; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện.

Sau khi tách ra từ huyện Từ Liêm, tình hình kinh tế trên địa bàn Quận nhìn chung giữ ổn định và hoàn thành kế hoạch đề ra. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế vẫn đạt được mức tăng so với năm trước. Năm 2014, GTSX các ngành kinh tế của Quận đạt 24.854 tỷ đồng, tăng 16,0% so với 2013.

Cơ cấu kinh tế Quận tiếp tục chuyển dịch nhanh theo hướng Thương mại, dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp, thể hiện tính chất cơ cấu kinh tế đô thị rõ rệt. Trong cơ cấu kinh tế quận năm 2014, ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng 58,3%; Công nghiệp chiếm 41,4% và Nơng nghiệp cịn 0,3%. Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người năm 2014 ước đạt 43 triệu/người.

c.Công tác Y tế - Dân số KHHGĐ

Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục được đảm bảo và thực hiện tốt. Công tác phịng chống dịch, đặc biệt là dịch sởi, dịch nhóm A được triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao. Tỷ lệ tiêm chủng vắc xin sởi vượt chỉ tiêu thành phố giao (98,5% đối với trẻ dưới 2 tuổi; 96,6% đối với trẻ dưới 10 tuổi). Duy trì khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng BHYT. Triển khai hiệu quả kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em (tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng tồn quận giảm cịn 8,2%).

Công tác Dân số - KHHGĐ tiếp tục được quan tâm thực hiện. Tỷ suất sinh thô năm 2014 là 16‰, giảm 0,13‰ so với năm 2013; Tỷ lệ sinh con thứ 3 là 3,52%, giảm 0,08% so với năm 2013. Tỷ lệ sàng lọc trước sinh đạt 70%, tỷ lệ sàng lọc sơ sinh đạt 45%.

Duy trì 100% các trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; trung tâm y tế quận đạt tiêu chí Trung tâm Y tế cấp quận/huyện. Quận đã duy trì, đảm bảo hoạt động y tế tại các cơ quan, trường học với tổng số 109 cán bộ y tế (35 cán bộ y tế cơ quan và 74 cán bộ y tế trường học). Chỉ tiêu bác sỹ/vạn dân hiện đạt 14,6 bác sỹ/1vạn dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai tại quận nam từ liêm, thành phố hà nội (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)