Khái quát tình hình quản lý đất đai trên địa bàn quận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai tại quận nam từ liêm, thành phố hà nội (Trang 43 - 50)

2.2. Tình hình quản lý đất đai quậnNam Từ Liêm thành phố Hà Nội

2.2.2. Khái quát tình hình quản lý đất đai trên địa bàn quận

a. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Công tác thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo Luật Đất đai; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai; Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường được UBND huyện Từ Liêm (cũ) thực hiện thường xuyên theo đúng quy định, đảm bảo chất lượng và chính xác.

Hệ thống hồ sơ địa giới hành chính của quận Nam Từ Liêm kế thừa từ bộ hồ sơ địa giới hành chính của huyện Từ Liêm xây dựng theo Chỉ thị 364/CT-CP ngày 6/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, nay là Thủ tướng Chính phủ.

Từ năm 2014 đến nay, để phù hợp với công tác quản lý Nhà nước, quận Nam Từ Liêm đã điều chỉnh địa giới hành chính của một số phường và đã tiến hành đo vẽ, điều chỉnh lại những biến động về địa giới hành chính.

Căn cứ hồ sơ địa giới hành chính, UBND Quận Nam Từ Liêm đã tổ chức đo đạc, xác định địa giới hành chính của Quận với các quận, huyện lân cận và giữa các phường trong Quận. Kết quả đã lập được 10 bản đồ hành chính cho 10 phường và 01 bản đồ hành chính quận Nam Từ Liêm tỷ lệ 1:2000.

b. Tình hình thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về đất đai:

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về đất đai luôn được quan tâm, phịng Tài ngun và Mơi trường quận chủ động xây dựng kế

hoạch về việc thực hiện một số nhiệm vụ quản lý đất đai trên địa bàn Quận. Đồng thời, phối hợp với các ngành liên quan và các phường, thị trấn tổ chức triển khai thanh tra, kiểm tra công tác quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn Quận. Cùng với thanh tra thường xuyên, hoạt động thanh tra theo các chuyên đề dưới sự chỉ đạo của Quận ủy, UBND Quận được thực hiện kịp thời; đặc biệt là thanh tra các nội dung về giao đất, cho thuê đất, sử dụng đất, quản lý mặt bằng đất canh tác.

Trong thời gian qua, UBND Quận đã kết hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thanh tra kiểm tra một số nội dung như: Phối hợp với Sở Tài nguyên Mơi trường Hà Nội thanh tra các dự án có đất để hoang hóa, chậm đưa đất vào sử dụng báo cáo UBND Thành Phố xử lý theo quy định; Thực hiện các cuộc kiểm tra, thanh tra về đất đai đối với các tổ chức sử dụng đất và UBND cấp phường; Kiểm tra việc lấn chiếm đất công, xây dựng cơng trình trên đất nơng nghiệp.

Các vi phạm như sử dụng đất khơng đúng mục đích hoặc khơng sử dụng, xây dựng nhà trái phép, đề nghị kỷ luật các cán bộ các cấp và doanh nghiệp có sai phạm trong quản lý sử dụng đất đai.

c. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai

Công tác giải quyết các khiếu nại, tố cáo được UBND Quận thường xuyên quan tâm chỉ đạo các phòng ban tham mưu giải quyết. Đặc biệt các đơn thư liên quan đến đất đai phòng Tài nguyên và Mơi trường đã nỗ lực phân tích, xử lý, giải thích và ra nhiều quyết định giải quyết ổn thỏa các trường hợp tranh chấp, khiếu kiện về đất đai. Kết quả đã giải quyết được 65% - 70% tổng số đơn thư khiếu nại. Cụ thể:

- Năm 2012, UBND Huyện đã nhận 153 đơn khiếu nại, đã giải quyết 116 đơn, còn lại 37 đơn đang trong quá trình xem xét.

- Năm 2013, UBND Huyện tiếp tục nhận được 268 đơn thư khiếu nại, cộng với số đơn từ năm 2012 chuyển sang đưa tổng số đơn cần giải quyết là 305 đơn.

Trong đó, Quận đã thụ giải được 209/305 đơn, đạt 68,5% số đơn thư cần giải quyết.

- Năm 2014, UBND Huyện và Quận nhận được 217 đơn thư về đất đai cộng với 96 đơn chuyển sang đưa tổng số đơn cần giải quyết là 313 đơn. Nội dung đơn thư chủ yếu là đề nghị giải quyết tranh chấp quyền sử đụng đất, tranh chấp về ngõ đi, tranh chấp về ranh giới đất và các đề nghị liên quan đến công tác cấp GCN quyền sử dụng đất. Tính đến 31/12/2014, UBND Quận giải quyết 174 đơn đạt 55,6% số đơn cần giải quyết.

d. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Từ ngày 01/4/2014, quận Nam Từ Liêm chính thức đi vào hoạt động, tách từ huyện Từ Liêm, các yêu cầu về quy hoạch có nhiều thay đổi cho phù hợp với tình hình mới, cơng tác lập quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất cần được nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của quận mới. Các hoạt động quản lý đất đô thị của Quận cần được nhanh chóng nghiên cứu và hồn thiện để đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn mới.

Bảng 2.2 Quy hoạch hiệu quả quản lý sử dụng đất đô thị trên địa bàn quận Nam Từ Liêm đến năm 2015

TT Chỉ tiêu Tỉ lệ

1 Tỉ lệ đất có quy hoạch và kế hoạch sử dụng 100

2 Tỉ lệ đất được giao và cho thuê 55

3 Tỉ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 87 4 Tỉ lệ đất trên địa bàn chưa đưa vào sử dụng 0,68

5 Tỉ lệ đất trên địa bàn có hạ tầng 58

6 Tỉ lệ đất được định giá 49

7 Tỉ lệ xử lý đơn thư khiếu tố, khiếu nại 72

Nguồn: Phịng Tài ngun và Mơi trường Quận Nam Từ Liêm.

Thực hiện chỉ đạo tại Công văn số 2920/UBND-TNMT ngày 24/4/2014 của UBND thành phố Hà Nội về việc tổ chức lập và điều chỉnh quy hoạch sử

dụng đất đến năm 2020 quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm. Công văn số 1820/STNMT-KHTH ngày 15/4/2014 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm tổ chức lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020; UBND quận Nam Từ Liêm đã xây dựng Đề án “Tách, điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ

đầu 2011 – 2015 quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội”. Đối với quận Nam Từ

Liêm, bản Đề án này có nhiều nội dung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đến năm 2020 được trình bầy. Trong đó, có quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và phân kỳ các loại đất theo mục đích sử dụng.

Hình 2.2: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất của UBND quận Nam Từ Liêm

Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất đối với các cơng trình thực tế đã triển khai là 114/125 dự án, đạt 91% so với kế hoạch.

Trên cơ sở báo cáo tình hình sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất từ khi chưa tách huyện Từ Liêm thì sau khi chia tách UBND quận nam Từ Liêm đã chủ động rà soát quỹ đất xen kẹt, nhỏ lẻ với diện tích 5.219m2: khu DD phường Mỹ Đình 1 (diện tích 3.922m2) và khu ĐG2 phường Trung Văn (diện tích 1.297m2

) thu về ngân sách 350 tỷ đồng (trong tổng 3.200 tỷ thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất của 21 quận, huyện của Thành phố)

h. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Thực hiện theo Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg ngày 14/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ, cơng tác kiểm kê tình hình quản lý, sử dụng của các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn, nhằm phản ánh đúng thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất, thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính và sổ bộ đối với đất đang quản lý, sử dụng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ký hợp đồng thuê đất đối với các tổ chức trên địa bàn cịn lỏng lẻo. UBND các xã, trong đó là các cán bộ thực hiện không hết chức trách, nhiệm vụ để xảy ra các tình trạng lấn chiếm đất cơng, đất giao cho thuê không đúng thẩm quyền do vậy, cơng tác thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất hết sức khó khăn.

Tuy nhiên trong năm 2015 UBND quận Nam Từ Liêm đã tập trung và quyết liệt cưỡng chế thu hồi đất do vi phạm sau khi có kết luận thanh tra với hành vi lấn chiếm đất công, đất giao cho thuê không đúng thẩm quyền. Đã thu hồi 2.688m2 đất vi phạm của 3 trường hợp tại phường Phú Đô, Đại Mỗ, giao cho UBND phường quản lý để xây dựng các thiết chế công.

i. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thực hiện Luật đất đai 2003, các Nghị định của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của BTNMT, Luật đất đai 2003, các Nghị định của Chính phủ và các Thơng tư hướng dẫn của BTNMT. Từ nguồn dữ liệu lấy được của Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội – Chi nhánh quận Nam Từ Liêm công tác đăng ký và cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất tính từ thời điểm năm 2010 đến nay trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Cụ thể theo bảng sau:

Bảng 2.3: Tổng hợp số liệu cấp GCNQSD đất từ năm 2012 đến 31/3/2014

Nguồn do Văn phòng đăng ký đất đai – Chi nhánh quận Nam Từ Liêm cung cấp

Bảng 2.4: Tổng hợp số liệu cấp giấy chứng nhận các phường thuộc quận Nam Từ Liêm giai đoạn từ ngày 01/04/2014 đến ngày 31/3/2016

Dựa vào dữ liệu trên ta có thể xây dựng biểu đồ cơng việc của Văn phòng Đăng ký Đất đai Hà Nội.

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Cấp mới Biến động Cấp đổi

Hình 2.3: Biểu đồ lượng cơng việc của Văn phịng Đăng ký

Từ bảng trên cho thấy lượng hồ sơ đăng ký biến động tại Văn phịng rất lớn. Cơng tác đăng ký biến động được chia ra 3 yếu tố: đính chính hoặc chia tách. Tuy nhiên để chia tách hay đính chính cũng phải dựa trên cơng tác lập và quản lý hồ sơ địa chính. Trong đó, hồ sơ địa chính lại tồn tại dưới dạng giấy, công tác cập nhật chưa đầy đủ dẫn đến các khó khăn trong cơng tác này:

- Thứ nhất, các Giấy chứng nhận thời kỳ trước Luật đất đai 2003, Thông tư 29/2004/TT-BTNMT cấp Giấy chứng nhận khơng có bản sao.

- Thứ hai, các Giấy chứng nhận trước Thông tư 09/2007/TT-BTNMT đều thiếu thông tin thuộc tính địa chính thửa đất. Sau khi người dân có nhu cầu chuyển quyền sử dụng đất thì cơng tác xác nhận diện tích, kích thước gây nhiều khó khăn.

Hình 2.4: Giấy chứng nhận cấp theo Thơng tư số 29/2004/TT-BTNMT

- Thứ ba, khi xem xét cấp Giấy chứng nhận lần đầu hay đăng ký chuyển nhượng thì phải xem xét lại các thửa liền kề do vậy nếu hồ sơ địa chính chưa đầy đủ sẽ gây khó khăn trong cơng tác xác định ranh giới.

- Thứ tư, trong cơng tác cấp Giấy chứng nhận lần đầu thì hồ sơ địa chính xác định nguồn gốc đất đai, một số tuyến đường, tuyến phố đã được quy hoạch chưa xác định cắm mốc chỉ giới hành lang đường, một số hộ tự ý chuyển mục đích cho các hộ gia đình làm đất ở, người sử dụng đất chưa xác định được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình với Nhà nước khi được cấp quyền sử dụng đất.

Đến nay theo Thông tư 24/2014/BTNMT cơng tác lập hồ sơ địa chính đã được UBND quận chú trọng thực hiện. Cơng việc lập và cập nhật thường xuyên ở cấp Quận và cấp phường; Bản đồ địa chính được số hóa và biên tập, cập nhật thường xuyên những biến động về ranh giới thửa, chủ sử dụng đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai tại quận nam từ liêm, thành phố hà nội (Trang 43 - 50)