Giới thiệu chung về Rong Nho

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất sữa chua truyền thống bổ sung rong nho (Trang 37 - 38)

2. Lên men lactic dị hình

1.4.1.Giới thiệu chung về Rong Nho

Rong nho (Caulerpa lentillifera) là một loài thuộc họ Caulerpaceae, dùng làm rau rất bổ dưỡng. Người Anh gọi nó là trứng cá xanh (green caviar), người Nhật

Bản gọi nó là Nho biển. Rong Nho phân bố tự nhiên ở vùng Đông Nam Á, Nhật Bản (xung quanh đảo Okinawa) và các đảo vùng Thái Bình Dương. Năm 2006, các nhà khoa học thuộc Viện Hải dương học Nha Trang đã tìm thấy loài này ở đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận, với kích thước nhỏ hơn nhiều so với rong Nho ở Philippines hay Nhật Bản.

Hiện ở Việt nam đã trồng thành công loại rong Nho có giống từ Nhật bản tại Đông Hà, Đông Hải, Ninh Hòa, Hòn Khói, và một số nơi ở Cam Ranh, Tỉnh Khánh hòa. Rong Nho biển có nguồn gốc từ Philippines, sau đó du nhập vào Nhật Bản và được người Nhật trồng, chế biến thức ăn như một loại rau xanh từ năm 1986. Tuy nhiên tại xứ sở mặt trời mọc, rong Nho phát triển không thuận lợi.

Năm 2004, loài rong này được một kỹ sư địa chất Việt Nam mang về nghiên cứu, cải tiến phương pháp trồng và nhân giống thành công, cho ra đời một sản phẩm rong Nho có chất lượng cao hơn. Người kỹ sư ấy là ông Lê Bền-Hội viên Hội Khoa học-Kỹ thuật (KH-KT) Khánh Hòa, Phó Giám đốc Công ty TNHH Trí Tín (Nha Trang). Sáng tạo trên đã giúp ông đạt giải khuyến khích trong Hội thi Sáng tạo KH- KT toàn quốc lần thứ 9 (2006 - 2007), đồng thời mở ra triển vọng mới cho nghề trồng rong Nho ở Việt Nam.

Gần đây, vào tháng 4 năm 2006, Nguyễn Hữu Đại, Phạm Hữu Trí, Nguyễn Xuân Vỵ trong chuyến khảo sát nguồn lợi rong biển, cỏ biển tại Cù lao Thu thuộc đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận cũng tìm thấy rong Nho biển. Chúng mọc thành các đám màu xanh đậm giữa các loài Caulerpa racemosa và Caulerpa cupressoides có

màu nhạt hơn. Với kích thước nhỏ và trữ lượng thấp, sự hiện diện của nó chỉ có ý nghĩa về mặt phân bố.

Từ năm 2006, Phòng Thực vật biển đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Cơ sở khoa học cho việc phát triển nuôi trồng rong Nho biển Caulerpa lentillifera (J.Agardh. 1873) ở Việt nam”. Đề tài đã được các cán bộ của Viện Hải

Dương Học Nha Trang nuôi trồng thành công tại Cam Ranh, Hòn Khói - Ninh Hoà. Hiện nay loại rong này đang được chuyển giao công nghệ và kinh phí để trồng tại quần đảo Trường Sa-Khánh Hòa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất sữa chua truyền thống bổ sung rong nho (Trang 37 - 38)