Tình hình nghiên cứu ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của đất phi nông nghiệp trong phương án quy hoạch sử dụng đất huyện châu thành, tỉnh sóc trăng (Trang 25 - 28)

1.3. Tổng quan về GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu

1.3.3.Tình hình nghiên cứu ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu

trong đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của các đối tượng trong quy hoạch sử dụng đất

1.3.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Trên thế giới, các nhà quản lý và các nhà khoa học đã quan tâm rất sớm đến bài tốn lựa chọn vị trí cho các cơng trình QHSDĐ là một trong những nhiệm vụ quan trọng được đặt lên hàng đầu. Việc phân bổ quỹđất theo các mục đích sử dụng đất sao cho phát huy tối đa hiệu quả sản xuất mà vẫn đảm bảo được sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Đây là một bài toán phức tạp, địi hỏi phải thu thập, phân tích, xử lý, lưu trữ và phân phối một khối lượng lớn các dữ liệu khơng gian. Do đó, việc áp dụng hệ

thông tin địa lý (GIS) kết hợp với phương pháp phân tích đa chỉ tiêu đã nhận được sự

quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. H. Javaheri và nnk (2006), Alshehri và H. Samadyar (2014) đều sử dụng cơng nghệ GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu AHP nhằm tìm ra vị trí phù hợp xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt (BCL CTRSH) [25, 34]. Các tác giả nhận định, để có thể giải quyết bài tốn lựa chọn vị trí thì cần phải sử dụng đến phương pháp phân tích đa chỉ tiêu và nhấn mạnh GIS là công cụ hỗ trợ mạnh cho giai đoạn phân tích dữ liệu không gian. Khả năng ứng dụng của GIS và phân tích đa chỉ tiêu trong lựa chọn vị trí bãi chơn lấp chất thải rắn cũng đã

được chỉ ra bởi A. A. Isalou và nnk (2012) [24]. Tuy nhiên, nhóm tác giả này không sử

dụng phương pháp AHP truyền thống mà sử dụng phương pháp ANP để xác định trọng số cho các yếu tố, đồng thời kết hợp với phương pháp mờ để tìm ra vị trí tối ưu nhất. Nghiên cứu này cũng chỉ ra việc kết hợp giữa hai phương pháp mờ và ANP (F- ANP) sẽ cho ra kết quả tốt hơn khi so sánh với phương pháp AHP.

Việc kết hợp giữa GIS và phương pháp MCA trong lựa chọn địa điểm bố trí một số loại cơng trình QHSDĐ rất phổ biến. Trong các cơng trình của Suleyman Demirel University (2011), Shrivastava (2003), Ni-Bin Chang và nnk (2008), Huang (2006), Javaheri (2006), A. A. Isalou và nnk (2012), Basac (2006), Sharifi (2004), và Alshehri (2008) [24, 27, 28, 33, 34, 36, 40, 41], MCA được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố còn GIS được sử dụng đểđánh giá các yếu tố và tích hợp kết quả.

Nhìn chung, hiện nay bài tốn lựa chọn vị trí ứng dụng GIS và MCA chủ yếu mới áp dụng cho các bãi chôn lấp chất thải mà chưa ứng dụng nhiều cho các loại cơng

trình quy hoạch khác như khu dân cư, khu cơng nghiệp, khu dịch vụ,... Ví dụ như H. Shahbandarzadeh và Ahmad Ghorbanpour [32] đã nghiên cứu ứng dụng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu ANP (Analytic Network Process) kết hợp với phương pháp ISM (Interpretive Structural Modelling) và phương pháp mờ nhằm xác định vị trí phù hợp cho việc đặt các trung tâm chăm sóc sức khỏe. Thông qua nghiên cứu tài liệu và phỏng vấn thực tế, các tác giảđã xác định được 16 yếu tố có tác động tới q trình lựa chọn vị trí này. Tất cả các yếu tố đều được định lượng và xác định trọng số (mức độ ảnh hưởng) thơng qua phương pháp phân tích đa chỉ tiêu ANP. H. Shahbandarzadeh và nnk [31] cũng đã áp dụng phương pháp này cho việc lựa chọn vị trí đặt các trạm xăng. Alshehri [27] thì xét đến 2 tiêu chí đơn giản là khoảng cách tới các trường cao đẳng hiện có và mật độ dân cư ở khu vực quanh vị trí dự kiến để lựa chọn vị trí cho các trường cao đẳng cơng nghệở A-rập Xê-út.

1.3.3.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Tại Việt Nam, vấn đề ứng dụng GIS và MCA trong lựa chọn địa điểm bố trí cơng trình QHSDĐ cũng đã được đề cập đến trong một số cơng trình nghiên cứu trong nước. Bùi Văn Ga và nnk (2001) đã phát triển phần mềm LandFill nhằm hỗ trợ quy hoạch bãi chôn lấp rác trên cơ sở ứng dụng GIS và phân tích đa chỉ tiêu [8]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, việc tính tốn trọng số cho các yếu tố vẫn chưa được xác

định rõ ràng. Vai trị của GIS và phân tích đa chỉ tiêu cũng được thể hiện trong nghiên cứu của Lê Phương Thúy (2009). Tác giả đã ứng dụng phương pháp phân tích đa chỉ

tiêu AHP và GIS để quy hoạch BCL CTRSH cho huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội [13]. Tác giả kiến nghị mặc dù việc ứng dụng GIS và phân tích đa chỉ tiêu đã lựa chọn ra vị trí quy hoạch phù hợp nhất nhưng sự chấp thuận của chính quyền và người dân

địa phương cũng đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Đặc biệt, cơng tác tun truyền giải thích tới người dân khi thực hiện phương án quy hoạch cần phải được quan tâm đúng mức. Việc kết hợp giữa GIS và phương pháp MCA trong lựa chọn địa điểm bố trí một số loại cơng trình QHSDĐrất phổ biến. Trần Quốc Bình và nnk [42] đã ứng dụng GIS và MCA để tìm địa điểm thích hợp cho BCL CTRSH của huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Nguyễn Đăng Phương Thảo và nnk [11] cũng đã ứng dụng GIS và MCA để xác

định vị trí bãi chơn lấp chất thải rắn cho quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

ANP và GIS trong lựa chọn vị trí quy hoạch BCL CTRSH trên địa bàn huyện Hưng

Hà, Thái Bình [12]. Phương pháp ISM/F-ANP đã được áp dụng nhằm khắc phục các

hạn chế của AHP là chưa tính đến các mối quan hệ, sự tương tác giữa các tiêu chí với

nhau. Tác giả đãxây dựng được một quy trình ứng dụng các phương pháp ISM/F-ANP

và GIS trong lựa chọn địa điểm bố trí các đối tượng QHSDĐ.

Ngồi ra, vai trị của GIS và phân tích đa chỉ tiêu cũng được thể hiện trong đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của các đối tượng quy hoạch sử dụng đất qua nghiên cứu của Phùng Vũ Thắng (2012) [21]. Tác giả đã xây dựng được bộ chỉ tiêu đánh giá và trên cơ sở đó thực hiện đánh giá tính hợp lý về vị trí khơng gian cho 6 loại đất trong phương án quy hoạch sử dụng đất đang được xây dựng của thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tạo cơ sở cho việc góp ý, chỉnh sửa phương án quy

hoạch sử dụng đất cho hợp lý trước khi trình phê duyệt.

Nói chung, sự kết hợp giữa phương pháp phân tích đa chỉ tiêu AHP và GIS

được rất nhiều tác giả trên thế giới và tại Việt Nam lựa chọn với mục đích xác định trọng số cho các yếu tố ảnh hưởng cũng như phân tích, đánh giá kết quả. Tuy nhiên, khi xác định trọng số, vấn đề về sự tương tác, mối quan hệ giữa các yếu tố vẫn chưa

được nghiên cứu và quan tâm đúng mức. Do đó, nhu cầu thực tế hiện nay cần có một quy trình và phương pháp tính tốn cụ thể hơn nữa nhằm đánh giá được mối quan hệ

giữa các yếu tố ảnh hưởng và cũng để hỗ trợ các nhà quy hoạch tìm được giải pháp phù hợp cho việc bố trí các cơng trình quy hoạch hướng tới việc giảm thiểu tác động về kinh tế, xã hội và môi trường.

Điểm mới của luận văn là phân loại một số yếu tố tác động theo quy mơ diện tích. Ví dụ nhưđối với chỉ tiêu khoảng cách tới bãi chôn lấp chất thải rắn (bãi rác) thì chúng được chia thành 2 nhóm: bãi rác lớn hơn 1,0 ha được coi là bác rác lớn và những bãi nhỏ hơn 1,0 ha được coi là bãi rác nhỏ (hay các điểm tập kết rác). Từ đó, luận văn phân loại và tính điểm cho từng lớp nhóm bãi rác. Giá trị điểm hợp lý theo

chỉ tiêu bãi rác sẽ là giá trị điểm nhỏ nhất khi chồng xếp hai lớp raster điểm số của từng nhóm bãi rác. Như vậy, cùng một trọng số nhưng chỉ tiêu bãi rác được đánh giá chi tiết hơn và đảm bảo thực tế hơn.

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ VỀ PHÂN BỐ KHÔNG GIAN CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤTPHI NÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của đất phi nông nghiệp trong phương án quy hoạch sử dụng đất huyện châu thành, tỉnh sóc trăng (Trang 25 - 28)