Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của đất phi nông nghiệp trong phương án quy hoạch sử dụng đất huyện châu thành, tỉnh sóc trăng (Trang 40 - 42)

3.1. Khái quát về khu vực nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý

Châu Thành nằm ở phía Tây tỉnh Sóc Trăng, bao gồm 07 xã và 01 thị trấn. Ranh giới của huyện được xác định như sau:

Hình 3.1: Vị trí của huyện Châu Thành trong tỉnh Sóc Trăng

- Phía Bắc giáp huyện Kế Sách;

- Phía Đơng giáp thành phố Sóc Trăng và huyện Long Phú; - Phía Tây Nam giáp huyện Mỹ Tú;

- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang.

Huyện Châu Thành có tổng diện tích tự nhiên 23.628,55 ha, cách thành phố Sóc Trăng 13 km về phía Đơng Nam và cách thành phố Cần Thơ khoảng 55km về phía Tây Bắc, có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 60 và các Đường tỉnh chạy qua địa bàn huyện là

điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hoá giữa các địa phương trong và ngồi huyện.

b) Địa hình, địa mạo

Địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ +0,3m đến +1,2m. Địa chất của huyện được hình thành bởi các tầng địa chất chủ yếu là trầm tích mới. Độ sâu từ 0 - 20 m phổ biến là đất sét pha thịt có độ dẻo cao và mềm chịu lực kém. Độ sâu từ 20 - 21 m là đất sét có độ dẻo trung bình và thấp, chịu lực tốt. Địa hình của huyện có hướng dốc chính nghiêng từ Đơng Nam sang Tây Bắc, với 1/3 diện tích

đất nằm ở vùng tương đối cao.

c) Khí hậu

Đặc điểm chính về khí hậu thời tiết của huyện như sau:

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 26,80°C; nhiệt độ bình quân cao nhất 31,10°C; nhiệt độ bình quân thấp nhất 23,80°C.

- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm 1840mm, phân bố theo mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài 7 tháng (tháng 5 đến tháng 11).

- Độẩm khơng khí: Độẩm tương đối trung bình hành năm là 83,4%, mùa mưa

độẩm cao có thểđạt tới 88%, các tháng có độẩm thấp trung bình 77,3%.

- Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 2372 giờ, các tháng có số giờ nắng cao từ tháng 3 đến tháng 9 trung bình đạt 260 giờ/tháng (cao nhất vào tháng 5), các tháng có số giờ nắng thấp từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau trung bình 120-130 giờ/tháng (thấp nhất vào tháng 12).

- Gió: Hướng gió thịnh hành là gió Đơng từ tháng 11 đến tháng 4; gió Đơng Nam tháng 5; gió Tây tháng 6 đến tháng 9; gió Tây Nam tháng 10. Tốc độ gió trung bình năm là 3,9m/s, trung bình tháng lớn nhất là 4,9m/s, trung bình tháng nhỏ nhất là 3,1m/s.

d) Thủy văn

Huyện chịu ảnh hưởng chủ yếu của chếđộ bán nhật triều biển Đông, chảy vào huyện theo hai hướng chính: Hướng từ sơng Hậu chảy qua các kênh Quản lộ Phụng Hiệp, kênh Phụng Hiệp - Sóc Trăng, kênh 30/4 và các kênh thuỷ lợi; Hướng từ sông Mỹ Thanh đổ vào qua sông Nhu Gia theo kênh Phụng Hiệp - Sóc Trăng bị ngăn chặn, chủđộng bởi các cống ngăn mặn, điều tiết nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của đất phi nông nghiệp trong phương án quy hoạch sử dụng đất huyện châu thành, tỉnh sóc trăng (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)