2.1. Quy trình đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của đất phi nông nghiệp
2.1.7. Đánh giá tính hợp lý của các phương án quy hoạch, hiển thị và trình bày
quả đánh giá
Mỗi một loại đất quy hoạch trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất sẽ có nhiều vị trí quy hoạch khác nhau do điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng địa phương khác nhau mà sự bố trí của chúng cũng khác nhau. Việc đánh giá được những vị trí quy hoạch đó có hợp lý hay khơng hợp lý về mặt khơng gian là một vấn đề cần giải quyết. Nó khơng giống như một bài tốn lựa chọn là chúng ta có một khu vực hoặc một vài vị trí đã định để khảo sát đặt một địa điểm tối ưu nhất nhưng đánh giá thì ngược lại chúng ta có một vài địa điểm đã được bố trí và xem sự bố trí đó đã hợp lý chưa, nghĩa là chấm điểm cho tất cả các vị trí và đưa ra một mức điểm sàn để làm chuẩn mực xét. Như vậy nếu vị trí nào qua điểm sàn thì có nghĩa là đã đạt được tính hợp lý nhất định. Tuy nhiên việc xác định giá trị chuẩn này là một vấn đề khó bởi nó cịn liên quan đến các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực quy hoạch. Chẳng hạn tại khu vực nghiên cứu A thì các yếu tố ảnh hưởng đến quy hoạch X là rất thuận lợi cho nên điểm giá trị hợp lý cho việc lựa chọn hay đánh giá các vị trí quy hoạch X trong khu vực A là rất cao, còn khu vực B các yếu tố này lại có nhiều bất lợi cho việc quy hoạch X nên điểm đánh giá cho các vị trí quy hoạch X sẽ ở mức thấp.
Sau khi đã có điểm chuẩn để đánh giá tính hợp lý về vị trí khơng gian của phương án quy hoạch ta tiến hành phân loại, đánh giá dựa trên điểm chuẩn đó. Việc
phân loại này có thể phân làm nhiều mức như hợp lý cao, hợp lý, không hợp lý và rất khơng hợp lý.
Việc trình bày kết quả là một khâu quan trọng giúp người xem hiểu được những điều mà người phân tích muốn chỉ ra hay những thơng tin mà người xem quan tâm, tìm hiểu.GIS có những công cụ hiển thị rất mạnh giúp hiển thị và thiết lập hiển thị nhiều cách thức khác nhau giúp truyền đạt thơng tin nhanh chóng dễ hiểu đến người xem.
2.2. Các chỉ tiêu đánh giá tính hợp lý về vị trí khơng gian của phương án quy hoạch sử dụng đất
Các phương án quy hoạch sử dụng đất được xây dựng trên cơ sở có sự hiệp
thương (thông qua hội nghị, hội thảo để thoả thuận và lấy ý kiến đóng góp) với các ban ngành liên quan về nhu cầu diện tích, loại đất và phạm vi phân bố sử dụng. Bố trí
đất đai với cơ cấu hợp lý theo không gian bằng cách khoanh xác định các loại đất
chính. Để đánh giá được tính hợp lý về vị trí khơng gian của phương án quy hoạch sử
dụng đất nhất thiết phải có những tiêu chí để đánh giá, đó là những tiêu chí được sử
dụng trong việc lựa chọn vị trí quy hoạch tối ưu, tuy nhiên nó cũng được sử dụng để đánh giá lại phương án quy hoạch đó xem có hợp lý hay khơng.
Mỗi một loại hình sử dụng đất đều có những nét đặc trưng riêng vì thế chúng có những tiêu chí riêng để đánh giá. Có thể thấy rằng các tiêu chí đánh giá hoặc phân tích cho việc lựa chọn vị trí của các loại hình sử dụng đất có thể nhóm về 3 nhóm tiêu chí cơ
bản: môi trường; xã hội và kinh tế. Việc quy hoạch một đối tượng sử dụng đất (loại hình sử dụng đất) nào đó đều liên quan chặt chẽđến 3 yếu tố cơ bản trên, quy hoạch đó phải
đảm bảo được về mặt môi trường sống (không gây ô nhiễm hay hủy hoại môi trường sống,...), phải mang lại lợi ích về kinh tế (như tiết kiệm chi phí, hiệu quả kinh tế cao,...), phải tạo sựổn định xã hội (có sựđồng thuận xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phịng,...).
Tiêu chí đánh giá chính là cơ sở để xác định những chỉ tiêu cụ thể cần dùng để đánh giá. Ví dụ, đánh giá quy hoạch đất cơ sở giáo dục – đào tạo, trong nhóm tiêu chí về xã hội ta có tiêu chí càng gần khu dân cư nông thôn càng tốt, từ đây ta thấy được chỉ tiêu cần dùng để đánh giá quy hoạch đất cơ sở giáo dục – đào tạo là khoảng cách đến khu dân cư nông thôn. Như vậy về cơ bản tiêu chí ln đi kèm với nó là các chỉ tiêu, một tiêu chí có thể có một hoặc nhiều chỉ tiêu đi kèm. Các tiêu chí cũng nhưchỉ
tiêu đánh giá ln ln phụ thuộc vào đặc điểm của từng loại đối tượng đánh giá cũng
nhưđiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực cần đánh giá.