Chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất cụm công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của đất phi nông nghiệp trong phương án quy hoạch sử dụng đất huyện châu thành, tỉnh sóc trăng (Trang 34 - 36)

2.1. Quy trình đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của đất phi nông nghiệp

2.2.1.Chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất cụm công nghiệp

Đất cụm công nghiệp là đất để xây dựng tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cơsở dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập.

Trên diễn đàn MethodFinder (http://methodfinder.de) một nhóm các nhà khoa học đã nghiên cứu ứng dụng GIS để đánh giá lựa chọn vị trí quy hoạch khu cơng nghiệp vừa và nhỏ cho một quận, có 6 tiêu chí đánh giá được đưa ra bao gồm:

1. Phải đảm bảo cung cấp đủ lao động cho khu công nghiệp; 2. Sự chấp thuận của cộng đồng;

3. Dễ dàng tiếp cận giao thơng chính;

4. Phải đảm bảo yếu tố môi trường cho khu dân cư và đô thị;

5. Khu vực quy hoạch cần đáp ứng tốt các yếu tốđiện, nước, gas,...;

6. Khu vực quy hoạch phài đảm bảo các yếu tố xây dựng thông thường. Ví dụ, giá cả hợp lý, địa chất ổn định,…

Các chỉ tiêu dùng để đánh giá là: mật độ dân số; khoảng cách đến đường giao thơng chính; khoảng cách đến khu dân cư; khoảng cách đến khu vực nông nghiệp; khoảng cách đến nguồn nước (lớn hơn 500 m đến nước mặt, lớn hơn 1 km dọc theo các kênh dẫn nước) điều này để đảm bảo nguồn nước không bị ô nhiễm bởi các hoạt

động công nghiệp tại vị trí quy hoạch; khoảng cách đến đường ống dẫn dầu; khoảng cách đến đường ống nước sinh hoạt; khoảng cách đến trạm cấp gas; khoảng cách đến trạm cấp điện; khoảng cách đến bến bãi, nhà kho.

Gần đây, trong một cơng trình đánh giá quy hoạch đất khu công nghiệp ở Nam Phi, Gecko và Saiea đã sử dụng bộ chỉ tiêu gồm 4 nhóm chỉ tiêu [25]: chỉ tiêu đa dạng sinh học (gồm 6 chỉ tiêu phụ); chỉ tiêu xã hội (gồm 4 chỉ tiêu phụ); chỉ tiêu cơ sở hạ

tầng (gồm 10 chỉ tiêu phụ); chỉ tiêu kinh tế (gồm 20 chỉ tiêu phụ). Các chỉ tiêu này

được dùng để so sánh giữa 5 vị trí cần đánh giá để xây dựng khu công nghiệp. Các chỉ

tiêu trong 3 nhóm đầu được cho điểm từ 0 (ít ảnh hưởng) đến 5 (ảnh hưởng rất lớn). Cuối cùng, trong mỗi nhóm được tính tổng điểm và phân cấp cho các vị trí xem xét quy hoạch. Các chỉ tiêu trong nhóm kinh tế khơng được tính điểm nhưở các nhóm chỉ

tiêu trước. Ởđây bài tốn chi phí và lợi ích được đưa ra và vị trí quy hoạch có 5 nhưng lại đánh giá cho 6 phương án vì có một phương án được chia thành 2 phương án phụ.

Ở nước ta, các tiêu chí để đánh giá lựa chọn vị trí quy hoạch khu công nghiệp cũng đã được thể hiện trong Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01: 2008/BXD do Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 3/4/2008. Với việc phân loại các loại hình sản xuất cơng nghiệp và khoảng cách an toàn tùy theo loại hình sản xuất và mức độ độc hại. Vị trí các xí nghiệp phải đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường sống của khu dân cư:

- Những xí nghiệp có thải chất độc hại, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường phải ở cuối hướng gió chính, cuối các dịng sơng, suối so với khu dân cư;

- Tuỳ theo tác động độc hại tới môi trường và khối lượng vận tải ra vào nhà máy mà bố trí như sau:

+ Bố trí ở ngồi phạm vi đơ thị: các xí nghiệp dùng các chất phóng xạ mạnh hoặc dễ gây cháy nổ; các bãi phế liệu cơng nghiệp có quy mơ lớn hoặc chứa các phế

liệu nguy hiểm.

+ Bố trí ở xa khu dân dụng: các xí nghiệp độc hại cấp I và cấp II.

+ Được phép bố trí ngay trong khu dân cư: các xí nghiệp có chất thải và mức độ

gây ồn, gây rung chấn đảm bảo tiêu chuẩn cho phép đối với khu dân cư, và phải được kiểm sốt nghiêm ngặt về các tiêu chí mơi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của đất phi nông nghiệp trong phương án quy hoạch sử dụng đất huyện châu thành, tỉnh sóc trăng (Trang 34 - 36)