Phân loại tính điểm các lớp đầu vào, xác định trọng số cho các yếu tố, tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của đất phi nông nghiệp trong phương án quy hoạch sử dụng đất huyện châu thành, tỉnh sóc trăng (Trang 30 - 32)

2.1. Quy trình đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của đất phi nông nghiệp

2.1.5.Phân loại tính điểm các lớp đầu vào, xác định trọng số cho các yếu tố, tính

giá trị hợp lý

2.1.5.1. Phân loại và tính điểm các lớp đầu vào

Để đánh giá tính hợp lý về vị trí khơng gian của phương án quy hoạch cần xác định các yếu tốđể đánh giá. Với mỗi loại đất cần đánh giá sẽ xây dựng được nhiều yếu tố khác nhau chẳng hạn như yếu tố về hiện trạng sử dụng đất, khoảng cách đến đường giao thông, độdốc, khoảng cách đến khu dân cư. Mỗi yếu tố này sẽđược phân loại và cho điểm trong từng trường hợp cụ thể. Ví dụ, trong việc đánh giá tính hợp lý về vị trí khơng gian của phương án quy hoạch sử dụng đất ở nông thôn thì khoảng cách đến

trường học càng gần càng tốt, nhưng phương án quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa thì càng xa càng tốt. Như vậy, để đánh giá chính xác từng u tố cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng và phải có sự tham khảo của các chuyên gia.

Việc phân loại và tính điểm cho các yếu tố đầu vào theo các chỉ tiêu trên ta sử

dụng GIS để tạo ra các raster khoảng cách đến các đối tượng đầu vào như giao thơng, dân cư, trường học,... và tính điểm cho các yếu tố liên quan đến tính chất như hiện trạng sử dụng đất, thổ nhưỡng, địa hình,... Các dữ liệu đầu vào đều phải dựa theo phương án quy hoạch, tức là lấy ở thời điểm cuối kỳ quy hoạch chứ không phải ở thời

điểm hiện tại.

2.1.2.2. Xác định trọng số cho các chỉ tiêu

Các yếu tố được dùng để đánh giá tính hợp lý về vị trí khơng gian của phương án quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp là tương đối nhiều và không đồng nhất về

mức độ ảnh hưởng của nó đến việc đánh giá phương án quy hoạch. Tất cả các yếu tố được xác định đều ảnh hưởng tới q trình đánh giá tính hợp lý về vị trí khơng gian của phương án quy hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố là không giống nhau. Đề tài lựa chọn phương pháp phân tích phân cấp (AHP) và phương

pháp chuyên gia đểđánh giá mức độảnh hưởng của các yếu tố.

- Tính trọng số của nhóm: Sau khi thành lập được các nhóm chỉ tiêu nhờ vào việc phân loại các chỉ tiêu. Các nhóm chỉ tiêu gồm một số các chỉ tiêu cùng loại hay có tính đồng nhất về giá trị cần đánh giá hoặc có những ảnh hưởng giống nhau lên đối

tượng quy hoạch. Đây chính là q trình phân cấp đánh giá, nhóm được coi là chỉ tiêu cấp 1, các chỉ tiêu trong nhóm đó được coi là chỉ tiêu cấp 2. Việc đầu tiên là xác định trọng số của chỉ tiêu cấp 1 (trọng số của các nhóm chỉ tiêu). Chúng ta lập một ma trận vuông (gọi là ma trận ưu tiên) của các nhóm gồm n dịng và n cột (n là số nhóm). Các giá trị trong ma trận là mức độưu tiên của nhóm hàng i so với nhóm cột j. Chúng được lập dựa trên căn cứ vào tình hình thực tế của khu vực, ý kiến của các chuyên gia, của người ra quyết định. Các bước tính tốn trọng số được thực hiện theo phương pháp AHP đã trình bày ở trên.

- Tính trọng số của các chỉ tiêu trong từng nhóm: sau khi tính trọng số của các nhóm chỉ tiêu, ta tiến hành lập ma trận ưu tiên cho các chỉ tiêu trong từng nhóm và tính trọng số cho các chỉ tiêu.

- Tính trọng số chung của các chỉ tiêu: trọng số cuối cùng của các chỉ tiêu được tính bằng cách tích hợp trọng số của nhóm với trọng số của chỉ tiêu đó trong từng nhóm. Hình 2.2 thể hiện kết quả tổng hợp của việc tính trọng số cho các chỉ tiêu.

Hình 2.2: Cách tính trọng số của các chỉ tiêu (TS: trọng số). 2.1.5.3. Tính giá trị hợp lý 2.1.5.3. Tính giá trị hợp lý

Raster giá trị hợp lý được tính tốn từ việc kết hợp các raster giá trị đầu vào đã

được phân loại và tính điểm ở trên với các trọng số tương ứng của từng lớp chỉ tiêu cụ

thể. Với ví dụ như sơđồ trên thì lớp raster giá trị hợp lý sẽđược tính tốn như sau:

Trong đó: Raster là các raster điểm đã được thực hiện ở bước phân loại và tính

điểm các lớp đầu vào; aa1 = a x a1 là trọng số cuối cùng của chỉ tiêu 1.1, tương tự là rọng số cuối cùng của các chỉ tiêu tương ứng).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của đất phi nông nghiệp trong phương án quy hoạch sử dụng đất huyện châu thành, tỉnh sóc trăng (Trang 30 - 32)