Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của đất phi nông nghiệp trong phương án quy hoạch sử dụng đất huyện châu thành, tỉnh sóc trăng (Trang 42 - 43)

3.1. Khái quát về khu vực nghiên cứu

3.1.2.Các nguồn tài nguyên

a) Tài nguyên đất

Qua kết quả tham khảo bản đồ đất của Hội khoa học đất Việt Nam và Sở Địa chính (nay là Sở TN&MT) Sóc Trăng năm 1999 cho thấy, trên địa bàn của huyện Châu Thành được chia làm 4 nhóm đất chính sau:

- Nhóm đất phèn chiếm 15,32% tổng diện tích tự nhiên (trong đó: Nhóm đất phèn tiềm tàng chiếm 10,12% tổng diện tích tự nhiên; Nhóm đất phèn hoạt động chiếm 5,85% tổng diện tích tự nhiên). Tập trung nhiều ở vùng thấp xa xưa bị nước mặn xâm nhập nhưở xã HồĐắc Kiện và một phần ở xã Thiện Mỹ.

- Nhóm đất phù sa: Được bồi đắp chủ yếu bởi hệ thống sơng Hậu, có hàm lượng phù sa dồi dào (chiếm 48,86% diện tích tự nhiên của huyện). Đây là nhóm đất phù sa ngọt khơng có phèn và ít bị nhiễm mặn, được bồi đắp hàng năm. Tập trung ở các xã có

địa hình từ trung bình đến cao như: một phần ở xã Hồ Đắc Kiện, Thiện Mỹ, Thuận Hoà, An Ninh, An Hiệp,...

- Nhóm đất giồng cát: Là sự hình thành các giồng cát, được cấu tạo bởi cát mịn thường có dạng vịng cung kéo dài (chiếm 0,68% diện tích tự nhiên). Phân bố dọc theo

Đường tỉnh 932 của các xã Phú Tâm, Phú Tân và An Hiệp và dọc theo Đường tỉnh 938 của xã An Ninh. Thích hợp cho các cây rau, màu.

- Nhóm đất nhân tác: Được hình thành trong q trình lên liếp, phân bố rải rác toàn huyện (chiếm 14,91% tổng diện tích tự nhiên).

b) Tài nguyên nước

- Nước mặt: Chịu ảnh hưởng bởi sơng Hậu là chính, thơng qua các kênh rạch ở

Kế Sách cung cấp nước ngọt phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn toàn huyện. Các kênh rạch phân bố khá đều là tiềm năng lớn cho việc vận chuyển đường thuỷ. Ngồi ra nước mặt cịn chịu ảnh hưởng bởi sông Mỹ Thanh thông qua sông Nhu Gia, kênh Phụng Hiệp - Sóc Trăng và vào địa bàn huyện qua hệ thống đê, cống điều tiết nước.

- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm được khai thác sử dụng cho việc sinh hoạt của nhân dân trong huyện bằng giếng khoan.

+ Tầng sâu đến 30m nước bị nhiễm mặn, độ mặn khoảng 1g/lít và nhiễm bẩn hữu cơ cao. Chất lượng phụ thuộc vào nước mặt, như vậy tầng nước ngầm sâu dưới 30m được khai thác sử dụng.

+ Tầng sâu 80m - 200m chất lượng nước khá tốt, được khai thác sử dụng cho sinh hoạt. Tính chất lý, hóa, sinh trong nước như sau: PH = 7,5 – 8,4; hàm lượng sắt từ

0,11 - 0,82g/lít; độ mặn 100 - 200 mg/lít.

+ Tầng sâu 300 m chất lượng tốt hơn nhưng khai thác tốn kém nên ít được khai thác. Nhìn chung, tài nguyên nước của huyện rất dồi dào, chất lượng nước tương đối tốt ít bị ơ nhiễm vì thế có giá trị rất lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân.

c) Tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng của tập trung chủ yếu ở lâm trường Phú Lợi thuộc xã HồĐắc Kiện. Hiện tại diện tích đất có rừng của huyện là 932,37 ha chủ yếu là rừng tràm tập trung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của đất phi nông nghiệp trong phương án quy hoạch sử dụng đất huyện châu thành, tỉnh sóc trăng (Trang 42 - 43)